Giá cước vận tải phải giảm nếu giá xăng dầu ổn định

VOV.VN - Trong tháng 10 này, Hiệp hội vận tải sẽ có báo cáo Bộ GTVT về vấn đề giảm giá cước vận tải đường bộ.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ GTVT hết sức quan tâm đến vấn đề kiểm soát giá cước vận tải. Hiện nay, đối với vận tải đường sắt và vận tải đường hàng không, chất lượng dịch vụ tăng lên, vé có thể bán trước nhiều tháng với mức giá chỉ bằng 60 - 70% so với giá chính thức. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vận tải trực thuộc Bộ GTVT quản  lý điều hành, giá cước vận tải thời gian qua đã giảm rất mạnh.

Tuy nhiên theo Thứ trưởng Trường, đối với giá cước đường bộ là việc thỏa thuận giữa các Hiệp hội vận tải các tỉnh, thành với nhau, Bộ GTVT đã yêu cầu các hiệp hội phải có đàm phán để giảm giá cước khi giá xăng đã giảm. Cuộc đối thoại đã diễn ra và các Hiệp hội có hứa trong tháng 10 này sẽ có báo cáo về Bộ GTVT vấn để giảm giá cước đường bộ.

“Bộ GTVT tin tưởng rằng, nếu giá xăng dầu tiếp tục giữ ổn định chắc chắn giá cước vận tải sẽ phải giảm xuống, nếu doanh nghiệp vận tải không giảm giá cước, các chủ hàng sẽ không có nhu cầu. Nền kinh tế thị trường bao giờ cũng có sự thỏa thuận giữa cung cầu, nếu giá cả hợp lý sẽ có lượng cầu lớn”, Thứ trưởng Trường cho biết.

Bất chấp việc giảm giá xăng dầu, doanh nghiệp vận tải không giảm giá cước. (Ảnh: KT)
Đại diện Bộ GTVT cũng cho rằng, mặc dù rất quyết liệt về vấn đề giảm giá cước, tuy nhiên để thực hiện được cần phải có lộ trình, bởi giá xăng dầu theo quy định của Chính phủ trong ít nhất trong 1 tháng không thay đổi mới có sự điều chỉnh giá các mặt hàng khác, tránh việc giá thị trường không theo kịp với giá xăng dầu.

Từ trước đến nay, người dân đã quá quen với điệp khúc cước vận tải tăng theo giá xăng dầu. Hễ xăng dầu rục rịch tăng là các hãng vận tải lại bắt đầu tìm đủ mọi lý lẽ để tăng giá cước. Tuy nhiên, tính riêng từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã giảm tới 6 lần liên tiếp, riêng tháng 9 giảm tới ba lần. Dù với biên độ không lớn, nhưng cộng lại cả 6 lần giảm cũng không hề nhỏ.

Điều đáng nói là trái ngược hoàn toàn với những lần xăng dầu tăng giá, doanh nghiệp vận tải thi nhau đăng đàn kêu lỗ, thu không đủ bù chi với mục đích cuối cùng là tăng giá, còn khi xăng dầu giảm, không hề thấy bất kỳ động thái nào bàn tới việc giảm cước vận tải./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cước vận tải “phi mã” cùng giá xăng
Cước vận tải “phi mã” cùng giá xăng

Theo tính toán, cứ xăng tăng 1 thì cước taxi tăng 5 lần và dĩ nhiên thiệt thời sẽ đổ lên đầu người đi xe.

Cước vận tải “phi mã” cùng giá xăng

Cước vận tải “phi mã” cùng giá xăng

Theo tính toán, cứ xăng tăng 1 thì cước taxi tăng 5 lần và dĩ nhiên thiệt thời sẽ đổ lên đầu người đi xe.

Siết chặt xe quá tải: Cước vận tải đội giá ngất ngưởng
Siết chặt xe quá tải: Cước vận tải đội giá ngất ngưởng

VOV.VN -Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp vận tải không ai muốn chở hàng quá tải để bị phạt và tước giấy phép lái xe. 

Siết chặt xe quá tải: Cước vận tải đội giá ngất ngưởng

Siết chặt xe quá tải: Cước vận tải đội giá ngất ngưởng

VOV.VN -Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp vận tải không ai muốn chở hàng quá tải để bị phạt và tước giấy phép lái xe. 

Bộ Tài chính yêu cầu kê khai giá cước vận tải
Bộ Tài chính yêu cầu kê khai giá cước vận tải

Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải rà soát, thực hiện kê khai lại giá cước vận tải theo giá xăng dầu đã điều chỉnh giảm.

Bộ Tài chính yêu cầu kê khai giá cước vận tải

Bộ Tài chính yêu cầu kê khai giá cước vận tải

Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải rà soát, thực hiện kê khai lại giá cước vận tải theo giá xăng dầu đã điều chỉnh giảm.

Cước vận tải tăng gấp đôi sau lệnh tổng kiểm tra tải trọng
Cước vận tải tăng gấp đôi sau lệnh tổng kiểm tra tải trọng

Đợt tổng kiểm tra tải trọng trên QL buộc các DN vận tải phải giảm lượng hàng chở và dự báo cước có thể tăng mạnh do chi phí đội lên.

Cước vận tải tăng gấp đôi sau lệnh tổng kiểm tra tải trọng

Cước vận tải tăng gấp đôi sau lệnh tổng kiểm tra tải trọng

Đợt tổng kiểm tra tải trọng trên QL buộc các DN vận tải phải giảm lượng hàng chở và dự báo cước có thể tăng mạnh do chi phí đội lên.

Trái cây rớt giá vì cước vận tải tăng
Trái cây rớt giá vì cước vận tải tăng

Vì giá cước vận tải tăng, thương lái bán ra không lời nên phải giảm giá mua xoài của nông dân dẫn đến trái cây rớt giá.  

Trái cây rớt giá vì cước vận tải tăng

Trái cây rớt giá vì cước vận tải tăng

Vì giá cước vận tải tăng, thương lái bán ra không lời nên phải giảm giá mua xoài của nông dân dẫn đến trái cây rớt giá.  

Xăng dầu tăng giá cước vận tải cũng "đội" giá
Xăng dầu tăng giá cước vận tải cũng "đội" giá

Từ 16h ngày 7/3, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng 2.100đ/lít. Ngay sau đó, một số doanh nghiệp vận tải khách công cộng và hàng hoá đã tăng giá dịch vụ.

Xăng dầu tăng giá cước vận tải cũng "đội" giá

Xăng dầu tăng giá cước vận tải cũng "đội" giá

Từ 16h ngày 7/3, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng 2.100đ/lít. Ngay sau đó, một số doanh nghiệp vận tải khách công cộng và hàng hoá đã tăng giá dịch vụ.