Giá lợn giảm sâu, nguyên nhân do đâu?

VOV.VN - Trong những ngày qua, giá lợn hơi trên cả nước đồng loạt giảm mạnh. Theo các chuyên gia, mức giá bán ra này đang bằng và thấp hơn chi phí người chăn nuôi bỏ ra khiến họ bị thua lỗ.

Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng giá lợn hơi xuống thấp như vậy? VOV phỏng vấn TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam.

PV: Thưa ông, giá lợn hơi cả nước đang giảm sâu. Vậy vấn đề này đang có ảnh hưởng như thế nào đến người chăn nuôi? Nguyên nhân do đâu dẫn đến thực trạng này thưa ông?

TS. Nguyễn Xuân Dương: Giá lợn giảm đang gây khó khăn cho người chăn nuôi trong nước, khó khăn ở bất cứ khu vực nào chứ không phải chỉ có khu vực chăn nuôi nông hộ, doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp FDI.

Giá lợn hơi hiện nay đang xuống thấp là một tất yếu chứ không bất ngờ, bản chất là quan hệ cung cầu và bị chi phối bởi xuất đầu tư rất lớn, chu kỳ sản xuất dài. Thứ hai là nguồn cung nhập khẩu áp lực lớn đến thị trường trong nước. Ngành chăn nuôi chúng ta tăng sản xuất trong nước chỉ có 2 - 3% nhưng mà nhập khẩu tăng đến hàng trăm phần trăm.

Tôi đã thống kê, nhập khẩu các sản phần từ lợn trong năm 2019, 2020 sang 2021 tăng 16 lần. Nguồn cung tăng lớn như vậy nhưng cầu không tăng mà lại giảm đi. Cầu không tăng đối với thịt lợn do thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đã thay đổi.

Một nghiên cứu mới đây của Công ty Ipsos (tên đầy đủ Công ty Ipsos Strategy3) nghiên cứu đánh giá thói quen tiêu dùng thực phẩm của người Việt Nam thay đổi. Người ta đưa ra dẫn chứng, năm 2018 chúng ta tiêu dùng khoảng 32kg thịt lợn/người/năm nhưng bây giờ xuống còn 25kg/người/năm.

Trong khi đó, tiêu thụ gia cầm tăng lên và đặc biệt thịt gia súc ăn cỏ là trâu, bò tăng lên từ 2-3 kg/người lên 5kg/người chưa kể là tôm, cá. Như vậy là cơ cấu tiêu dùng thực phẩm cũng thay đổi làm cho áp lực đối với thịt lợn càng mạnh lên. Nguồn cung thịt lợn thì vẫn vậy và tăng hơn nhưng nhu cầu thịt lợn thì không tăng mà giảm đi. Tôi cho đây là vấn đề và nguyên nhân sâu xa dẫn đến giá thịt lợn không tăng lên.

PV:  Như ông vừa cho biết, vấn đề cung cầu trong tiêu dùng đang khiến giá lợn giảm. Tình trạng này đang tác động lớn đến các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ. Vậy cần có giải pháp gì từ phía cơ quan nhà nước để hỗ trợ cho các đối tượng này, thưa ông?

TS. Nguyễn Xuân Dương: Với chăn nuôi nông hộ thì tôi nghĩ là hỗ trợ tín dụng cho họ. Nhà nước cũng có cảnh báo là lợn đến tuổi thì mới bán. Những chi phí giảm hỗ trợ sản xuất, chẳng hạn như là vaccine, kiểm dịch thì miễn giảm giúp cho người chăn nuôi nông hộ.

PV: Theo dự báo thời gian tới nhu cầu tiêu dùng thịt sẽ tăng cao khi các ngành kinh tế như du lịch, dịch vụ, công nghiệp có sự phục hồi. Thưa ông, bên cạnh sự thay đổi của thị trường tiêu dùng cần có giải pháp căn cơ nào để lĩnh vực chăn nuôi lợn và ngành chăn nuôi phát triển ổn định trong thời gian tới?

TS. Nguyễn Xuân Dương: Chúng ta phải đánh giá lại tiềm năng, cơ cấu ngành hàng chăn nuôi, đặc biệt là điều chỉnh được mục tiêu phát triển. Chúng ta xem quy mô đàn lợn trong thời gian tới cần như thế nào là vừa.

Chúng ta đừng nói là dư địa còn nhiều, vô tình chúng ta đã tạo ra một không gian ảo để các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư quá nhiều vào và chúng ta mất khả năng kiểm soát thị trường. Các nước cấp quota (hạn ngạch) cho ngành hàng thịt lợn, cấp quota cho ngành chăn nuôi bò sữa vì hai ngành hàng này rất nhạy cảm với yếu tố thị trường và yếu tố môi trường.

Tương tự như vậy, chúng ta phải khuyến cáo để các doanh nghiệp khi đầu tư vào ngành hàng thịt lợn thì phải biết là thị trường còn bao nhiêu nữa và doanh nghiệp chăn nuôi phải xác định đầu tư ở Việt Nam nhưng phải chuyển sang xuất khẩu ở những nơi khác, chúng ta chỉ cần tăng thêm một chút nữa là thị trường Việt Nam thừa thịt lợn.

Chúng ta phải có quy hoạch sản xuất, phải tổ chức lại sản xuất, nhất định phải theo chuỗi liên kết khi đó sẽ giúp nhà nước cân đối lại cung cầu.

Chúng ta phải có những chính sách trong kiểm soát tốt dịch bệnh cùng với doanh nghiệp và người dân đó là vấn đề tiếp cận trong kiểm soát dịch bệnh, phải có những thay đổi để kiểm soát. Chúng ta phải tăng cường kiểm soát nhập khẩu, nhập khẩu chính ngạch về chất lượng, hạn sử dụng sản phẩm.

Còn nhập khẩu tiểu ngạch, theo tôi chúng ta hoàn toàn được quyền không cho nhập. Ví dụ, tình trạng chúng ta nhập khẩu trâu bò sống ở các tỉnh miền Trung như trước Tết thì rõ ràng ảnh hưởng đến thị trường trong nước, người ta ăn nhiều trâu bò thì thôi ăn thịt lợn. "Cấm hẳn nhập khẩu tiểu ngạch các sản phẩm chăn nuôi” hoàn toàn trong quyền tự vệ của chúng ta.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khởi công dự án chăn nuôi, chế biến thịt lợn lớn nhất Lạng Sơn
Khởi công dự án chăn nuôi, chế biến thịt lợn lớn nhất Lạng Sơn

VOV.VN - “Trang trại chăn nuôi lợn, nhà máy chế biến thịt lợn sạch, nhà máy phân bón và điện mặt trời” là dự án chăn nuôi đầu tiên và có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vừa được khởi công.

Khởi công dự án chăn nuôi, chế biến thịt lợn lớn nhất Lạng Sơn

Khởi công dự án chăn nuôi, chế biến thịt lợn lớn nhất Lạng Sơn

VOV.VN - “Trang trại chăn nuôi lợn, nhà máy chế biến thịt lợn sạch, nhà máy phân bón và điện mặt trời” là dự án chăn nuôi đầu tiên và có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vừa được khởi công.

Thịt lợn Nhật Bản về Việt Nam giá 2,5 triệu đồng/kg, dành cho giới nhà giàu
Thịt lợn Nhật Bản về Việt Nam giá 2,5 triệu đồng/kg, dành cho giới nhà giàu

Một số cửa hàng rao bán thịt lợn Nhật Bản với giá vô cùng đắt đỏ, có loại lên tới gần 2,5 triệu đồng/kg. Với mức giá này thì chỉ có nhà giàu Việt mới mua ăn.

Thịt lợn Nhật Bản về Việt Nam giá 2,5 triệu đồng/kg, dành cho giới nhà giàu

Thịt lợn Nhật Bản về Việt Nam giá 2,5 triệu đồng/kg, dành cho giới nhà giàu

Một số cửa hàng rao bán thịt lợn Nhật Bản với giá vô cùng đắt đỏ, có loại lên tới gần 2,5 triệu đồng/kg. Với mức giá này thì chỉ có nhà giàu Việt mới mua ăn.

Lượng thịt lợn nhập khẩu liên tục giảm
Lượng thịt lợn nhập khẩu liên tục giảm

Từ đầu năm đến nay, nhập khẩu mặt hàng thịt lợn liên tục giảm do lượng tiêu thụ trong nước vẫn chậm, trong khi sản lượng lợn trong nước tiếp tục phục hồi.

Lượng thịt lợn nhập khẩu liên tục giảm

Lượng thịt lợn nhập khẩu liên tục giảm

Từ đầu năm đến nay, nhập khẩu mặt hàng thịt lợn liên tục giảm do lượng tiêu thụ trong nước vẫn chậm, trong khi sản lượng lợn trong nước tiếp tục phục hồi.