Giá tăng hơn gấp đôi, nhà vườn trồng mãng cầu xiêm phấn khởi

VOV.VN - Tại tỉnh Hậu Giang, nhà vườn trồng mãng cầu xiêm (hay còn gọi là mãng cầu gai) đang rất phấn khởi vì trong những ngày qua giá loại trái cây này tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Toàn tỉnh Hậu Giang hiện có hơn 730ha trồng mãng cầu xiêm, tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp và huyện Long Mỹ. Những ngày qua trái mãng cầu xiêm đang được thương lái vào tận vườn thu mua với mức giá cao, trong đó trái mãng cầu xiêm loại 1 được thu mua với giá 32.000 - 33.000 đồng/kg, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo các nhà vườn trồng mãng cầu xiêm ở Hậu Giang, với giá thành sản xuất mỗi ký mãng cầu thương phẩm khoảng 10.000 đồng/kg, nên với mức giá này sau trừ chi phí, một công mãng cầu xiêm cho năng suất đạt 2,5 - 3 tấn trái, nhà vườn thu lợi nhuận từ hơn 30 triệu đồng trở lên.

Ông Phùng Văn Rở, Giám đốc HTX mãng cầu xiêm Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp thông tin, hiện HTX có 67ha mãng cầu xiêm, với sản lượng cung ứng ra thị trường mỗi năm khoảng 1.000 tấn trái. Nguyên nhân giá mãng cầu tăng mạnh thời gian gần đây là do nguồn cung có phần hạn chế, do vào mùa nghịch. Trong khi nhu cầu tiêu thụ mãng cầu xiêm đang ở mức cao, nhất là được thu mua để chế biến nhiều sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là chế biến trà mãng cầu và sản phẩm mãng cầu đông lạnh.

“Năm nay sản lượng mãng cầu xiêm cũng ít hơn so với mọi năm, giá mãng cầu lúc này mới lên lại, hàng loại 1 có giá 32.000 đồng/kg, hàng loại 2 hoặc 2 nhập thành 1 có giá 16.000 đồng/kg. Nếu mãng cầu mua xô đang có giá dao động từ 25.000 – 28.000 đồng/kg tùy vườn”, ông Rở cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính quyền và người dân Hậu Giang chung tay phòng chống hạn mặn hiệu quả
Chính quyền và người dân Hậu Giang chung tay phòng chống hạn mặn hiệu quả

VOV.VN - Nhờ kinh nghiệm phòng chống hạn mặn trước từ những mùa trước, chính quyền và người dân Hậu Giang đã chung tay chủ động xây dựng được nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả để sản xuất bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Chính quyền và người dân Hậu Giang chung tay phòng chống hạn mặn hiệu quả

Chính quyền và người dân Hậu Giang chung tay phòng chống hạn mặn hiệu quả

VOV.VN - Nhờ kinh nghiệm phòng chống hạn mặn trước từ những mùa trước, chính quyền và người dân Hậu Giang đã chung tay chủ động xây dựng được nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả để sản xuất bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Rộn ràng mùa thu hoạch lúa Đông xuân ở Hậu Giang
Rộn ràng mùa thu hoạch lúa Đông xuân ở Hậu Giang

VOV.VN - Hậu Giang đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ lúa Đông xuân. Những ngày này, xuôi về các vùng quê trong tỉnh đâu đâu cũng bắt gặp không khí thu hoạch lúa rộn ràng trên các cánh đồng, cặp các kênh, rạch ghe thương lái đậu thu mua lúa nhộn nhịp người khuân vác, cân đong… Năm nay, lúa Đông xuân trúng mùa, được giá nên nông dân Hậu Giang rất phấn khởi.

Rộn ràng mùa thu hoạch lúa Đông xuân ở Hậu Giang

Rộn ràng mùa thu hoạch lúa Đông xuân ở Hậu Giang

VOV.VN - Hậu Giang đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ lúa Đông xuân. Những ngày này, xuôi về các vùng quê trong tỉnh đâu đâu cũng bắt gặp không khí thu hoạch lúa rộn ràng trên các cánh đồng, cặp các kênh, rạch ghe thương lái đậu thu mua lúa nhộn nhịp người khuân vác, cân đong… Năm nay, lúa Đông xuân trúng mùa, được giá nên nông dân Hậu Giang rất phấn khởi.

Hậu Giang với nỗi lo trồng mía bán chục
Hậu Giang với nỗi lo trồng mía bán chục

VOV.VN - Do trồng mía bán chục (bán tiêu dùng, không phải bán cho nhà máy làm đường) được giá và có thu nhập cao trong vụ vừa qua nên ở vụ này nhiều nông dân ở tỉnh Hậu Giang, nhất là ở huyện Phụng Hiệp nơi có vùng mía nguyên liệu lớn nhất vùng ĐBSCL đã quay lại trồng mía. Nhưng ngành nông nghiệp nơi đây cũng lo lắng tình trạng thừa hàng.

Hậu Giang với nỗi lo trồng mía bán chục

Hậu Giang với nỗi lo trồng mía bán chục

VOV.VN - Do trồng mía bán chục (bán tiêu dùng, không phải bán cho nhà máy làm đường) được giá và có thu nhập cao trong vụ vừa qua nên ở vụ này nhiều nông dân ở tỉnh Hậu Giang, nhất là ở huyện Phụng Hiệp nơi có vùng mía nguyên liệu lớn nhất vùng ĐBSCL đã quay lại trồng mía. Nhưng ngành nông nghiệp nơi đây cũng lo lắng tình trạng thừa hàng.