Giá thép tăng vù vù kéo giá bất động sản 'leo thang'

Áp thuế tự vệ đối với thép nhập khẩu, giá sản phẩm trong nước tăng vù vù kéo theo giá bất động sản leo thang.

Kể từ khi Bộ Công thương công bố quyết định áp thuế tự vệ đối với thép nhập khẩu, giá sản phẩm trong nước chỉ trong vài ngày giữa tháng 3 đã tăng vùn vụt khiến nhiều người dân đang xây dựng nhà cửa phải lao đao. Giá bất động sản cũng đang 'leo thang' theo.

Giá thép tăng 20%
Ngày 7/3, Bộ Công thương công bố quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời 23,3% đối với sản phẩm phôi thép và 14,2% đối với thép dài nhập khẩu vào VN, thì ngay lập tức vào ngày 9/3 giá thép bán ra tại thị trường trong nước bắt đầu tăng. Từ mức giá khoảng 10,3 - 10,7 triệu đồng/tấn đã vọt lên mức 12,6 - 13,5 triệu đồng/tấn đối với mọi sản phẩm, từ thương hiệu trong nước đến nước ngoài.Giá càng tăng, các cửa hàng sắt thép càng có tâm lý tích trữ hàng khiến người dùng gặp khó khăn khi có nhu cầu.
Thị trường thép khá căng thẳng sau khi Bộ Công thương công bố áp thuế tự vệ - Ảnh: D.Đ.M
Theo ước tính của các nhà thầu xây dựng, tối thiểu một căn nhà phố cũng cần khoảng 10 tấn thép thì với mức tăng từ 2 - 2,5 triệu đồng/tấn, người dùng phải chi thêm 20 triệu đồng trở lên. Còn các nhà thầu xây dựng thì mỗi năm có thể sử dụng đến 100.000 tấn thép cho nhiều công trình thì số tiền chi thêm này không hề nhỏ.
Số liệu của Hiệp hội Thép VN cho biết, sản lượng thép sản xuất trong 2 tháng đầu năm nay đạt hơn 1,15 triệu tấn trong khi lượng tiêu thụ chỉ khoảng hơn 1,05 triệu tấn, chưa kể lượng thép còn tồn kho của các doanh nghiệp (DN) cũng hơn 500.000 tấn. Do đó khả năng thị trường thiếu thép là không có. Bên cạnh đó, giá phôi thép thế giới trong hai tháng đầu năm nay cũng duy trì ở mức 310 USD/tấn và bước sang đầu tháng 3 chỉ tăng nhẹ lên 320 USD/tấn.
Theo tính toán của một chuyên gia trong ngành thép, mức tăng như vậy là không đáng kể và nếu quy đổi thì giá thép cũng chỉ tăng thêm hơn 400.000 đồng/tấn. Vì vậy, việc tăng giá mạnh và ngay lập tức với mức 2 triệu đồng/tấn là câu chuyện “lạ” nhất trong ngành thép từ trước đến nay. Nếu chịu thêm thuế tự vệ từ ngày 23.3 thì cũng phải đến lô hàng đưa ra thị trường vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 mới theo giá bán mới. Vì vậy những DN nào đổ lỗi cho giá nguyên liệu thép tăng là không có cơ sở.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, thuế tự vệ tạm thời nhằm mục đích tạo cơ hội cho các DN trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh trước sản phẩm nhập khẩu. Do đó nếu DN trong nước cũng tranh thủ đục nước béo cò và tăng giá bán ra như các DN nhập khẩu thì tự tước bỏ cơ hội nâng cao sức cạnh tranh của mình và làm giảm mục tiêu của chính sách tự vệ. Bên cạnh đó, giá thép tăng không chỉ người tiêu dùng bị thiệt hại mà cả nhà nước, nền kinh tế cũng bị thiệt bởi nó kéo theo chi phí sản xuất cho thị trường bất động sản (BĐS), thị trường xây dựng gia tăng.
Bất động sản tăng theo
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu nhận định giá thép tăng tác động đến giá thành, từ đó đẩy giá bán nhà tăng. Với mức tăng như hiện nay, giá nhà có thể tăng lên 5% và người mua nhà lãnh đủ. Theo dự báo mới đây của Hiệp hội BĐS VN, thị trường BĐS năm 2016 sẽ tiếp tục đà phát triển của năm 2015 và giá bán các sản phẩm có thể tiếp tục tăng từ 5 - 10%.
Sản xuất và bán hàng năm 2015 tăng mạnh
Ngày 15.12.2015, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) nhận được hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào VN của nhóm 4 công ty gồm: Công ty CP thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV thép Miền Nam, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên và Công ty CP thép Việt Ý. Theo công bố của Hiệp hội Thép VN, kết thúc năm 2015,  thép Hòa Phát dẫn đầu thị phần thép xây dựng với lượng sản xuất và bán hàng tăng 37,91% so với năm 2014 đồng thời dẫn đầu thị phần ống thép. Công ty CP gang thép Thái Nguyên  sản xuất và bán hàng tăng 40,53%;  Công ty TNHH thép Miền Nam sản xuất và bán hàng tăng 10,58%; Công ty CP thép Việt Ý sản xuất và bán hàng tăng 2,64%.
Ông Lê Hoàng Châu phân tích, giá BĐS năm nay dù không tăng mạnh như năm vừa qua nhưng cũng không thể đứng yên vì các yếu tố đầu vào đều không giảm, thậm chí một số yếu tố tăng. Chẳng hạn tiền sử dụng đất không giảm nhưng chi phí lãi của DN gia tăng khi lãi suất cho vay có xu hướng tăng. Lãi suất cho vay tăng cũng tác động mạnh đến bản thân người tiêu dùng khiến họ phải chịu chi phí cao hơn, nhất là khi muốn vay tiền để mua BĐS.
“Năm 2008, có hai đợt giá thép tăng rất mạnh, từ 8.000 đồng/kg lên đến mức 24.000 đồng/kg khiến tất cả từ người dân đến DN đều lao đao. Nếu nhà thầu nhận công trình trọn gói thì ôm đủ trái đắng. Nếu chủ đầu tư thả nổi giá thép thì phải chịu tăng thêm chi phí… Dù là nhà thầu hay chủ đầu tư phải chịu thêm chi phí khi giá thép tăng thì sau đó họ sẽ phải tính toán gỡ lại bằng cách tăng giá bán cho khách hàng hoặc ở những dự án khác. Cuối cùng thì người tiêu dùng đều phải gánh chịu các chi phí tăng thêm này”, ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh.
Lo ngại giá BĐS tăng, rất nhiều người có nhu cầu nhà ở và ngay cả giới đầu tư cũng đang tính phương án mua nhà sớm, mua các dự án đã công bố giá, của các chủ đầu tư uy tín để tránh "cơn bão giá" này.
Cơ sở áp thuế chưa đủ
Thông thường, để áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì cơ quan quản lý nhà nước phải điều tra nhằm trả lời 3 vấn đề cơ bản. Thứ nhất là DN trong ngành thép có bị khó khăn, thua lỗ do sản phẩm nhập khẩu lấn át hay không. Theo Hiệp hội Thép VN, năm 2015 sản xuất của các DN thành viên đạt hơn 14,3 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm 2014. Mức tiêu thụ cả năm 2015 đạt 11,72 triệu tấn, tăng 18,3% so với năm 2014 và xuất khẩu cũng đạt hơn 1,88 triệu tấn, tăng 3,4%. Riêng sản xuất và bán hàng thép xây dựng có mức tăng mạnh nhất với mức tăng lần lượt là 29,9% và 23,8% so với năm 2014.
Nhìn chung trong năm vừa qua, không có DN thép nào thua lỗ (ngoại trừ những công ty mới đi vào hoạt động như Công ty khoáng sản và luyện kim Việt Trung tại Lào Cai). Trong đó, Công ty thép Hòa Phát là đơn vị dẫn đầu thị phần thép xây dựng với 21,3% và dẫn đầu thị phần ống thép với 23,19%. Báo cáo tài chính năm 2015 của tập đoàn này cho thấy tổng doanh thu 27.452,7 tỉ đồng, tăng 7,5% so với năm 2014; lợi nhuận sau thuế đạt 3.504 tỉ đồng, tăng gần 8% so với năm 2014. Hay như Công ty CP gang thép Thái Nguyên năm vừa qua đạt doanh thu 7.900 tỉ đồng, tăng 15,3% so với năm 2014 và lợi nhuận đạt 60,1 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm 2014 bị lỗ 78,9 tỉ đồng.
Thứ hai là nguồn lao động trong ngành thép trong năm qua cũng không bị ảnh hưởng. Bởi sản lượng và tiêu thụ của ngành thép cả năm 2015 tăng 23,77% nên các nhà máy đã hoạt động liên tục và lượng công nhân phải tăng thêm để đáp ứng nhu cầu. Thứ ba là xem xét giá thành sản xuất giữa các DN trong nước với giá nhập khẩu. Khi áp thuế tự vệ, chi phí sản xuất của các DN nhập khẩu phôi thép sẽ tăng mạnh nên việc giá bán sản phẩm cũng sẽ tăng. Trong khi đó, bản thân Hòa Phát và Công ty gang thép Thái Nguyên sản xuất phôi thép từ quặng trong nước, không chịu thuế tự vệ nêu trên nên giá thành rẻ hơn. Vì vậy việc tăng giá té nước theo mưa hay cho rằng các DN này không cạnh tranh được là chuyện khó hiểu./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành thép gặp khó vì sản lượng và tiêu thụ đều giảm
Ngành thép gặp khó vì sản lượng và tiêu thụ đều giảm

VOV.VN-9 tháng qua, tổng sản lượng phôi thép giảm 9,1%, tồn kho tăng cao, nhưng lượng thép nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng.

Ngành thép gặp khó vì sản lượng và tiêu thụ đều giảm

Ngành thép gặp khó vì sản lượng và tiêu thụ đều giảm

VOV.VN-9 tháng qua, tổng sản lượng phôi thép giảm 9,1%, tồn kho tăng cao, nhưng lượng thép nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng.

Ngành thép được hưởng lợi khi gia nhập TPP
Ngành thép được hưởng lợi khi gia nhập TPP

VOV.VN - Theo các chuyên gia kinh tế, khi Việt Nam tham gia vào TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sắt thép.

Ngành thép được hưởng lợi khi gia nhập TPP

Ngành thép được hưởng lợi khi gia nhập TPP

VOV.VN - Theo các chuyên gia kinh tế, khi Việt Nam tham gia vào TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sắt thép.

Ngành thép Việt Nam nguy cơ phá sản nếu thuế nhập khẩu bằng 0%
Ngành thép Việt Nam nguy cơ phá sản nếu thuế nhập khẩu bằng 0%

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam,  ngành thép Việt Nam sẽ bị cạnh tranh với ngành thép lớn nhất thế giới là Nga, lớn hơn nhiều so với Trung Quốc.

Ngành thép Việt Nam nguy cơ phá sản nếu thuế nhập khẩu bằng 0%

Ngành thép Việt Nam nguy cơ phá sản nếu thuế nhập khẩu bằng 0%

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam,  ngành thép Việt Nam sẽ bị cạnh tranh với ngành thép lớn nhất thế giới là Nga, lớn hơn nhiều so với Trung Quốc.

Hiệp định FTA và Trung Quốc “đè” nặng doanh nghiệp ngành thép
Hiệp định FTA và Trung Quốc “đè” nặng doanh nghiệp ngành thép

VOV.VN - Ngoài thách thức khi tham gia FTA, doanh nghiệp sản xuất thép còn phải đối phó với nguồn thép giá rẻ và các vụ kiện chống bán phá giá…

Hiệp định FTA và Trung Quốc “đè” nặng doanh nghiệp ngành thép

Hiệp định FTA và Trung Quốc “đè” nặng doanh nghiệp ngành thép

VOV.VN - Ngoài thách thức khi tham gia FTA, doanh nghiệp sản xuất thép còn phải đối phó với nguồn thép giá rẻ và các vụ kiện chống bán phá giá…

Hiệp định với Liên minh hải quan không làm ngành thép phá sản
Hiệp định với Liên minh hải quan không làm ngành thép phá sản

VOV.VN - Hai bên cho phép có lộ trình cắt giảm thuế nhất định đối với một số mặt hàng thép thuộc nhóm nhạy cảm.

Hiệp định với Liên minh hải quan không làm ngành thép phá sản

Hiệp định với Liên minh hải quan không làm ngành thép phá sản

VOV.VN - Hai bên cho phép có lộ trình cắt giảm thuế nhất định đối với một số mặt hàng thép thuộc nhóm nhạy cảm.

Ngành thép tăng trưởng mạnh nhờ thị trường nhà đất ấm lên
Ngành thép tăng trưởng mạnh nhờ thị trường nhà đất ấm lên

Sản phẩm thép trong quý I/2015 đã tăng trưởng “đỉnh” so với cùng kỳ năm ngoái nhờ thị trường bất động sản sôi động trở lại.

Ngành thép tăng trưởng mạnh nhờ thị trường nhà đất ấm lên

Ngành thép tăng trưởng mạnh nhờ thị trường nhà đất ấm lên

Sản phẩm thép trong quý I/2015 đã tăng trưởng “đỉnh” so với cùng kỳ năm ngoái nhờ thị trường bất động sản sôi động trở lại.