Giá thức ăn thủy sản và chăn nuôi tăng cao khiến doanh nghiệp thêm lao đao

VOV.VN - Giá thức ăn tăng cao làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản và chăn nuôi vốn đã khó khăn vì xuất khẩu gián đoạn và dịch bệnh.

Giá thức ăn cho ngành thủy sản, chăn nuôi đang cao hơn 20-30%

Tình hình Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, hoạt động thương mại bị ảnh hưởng do đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, mối nguy từ dịch bệnh vẫn còn hiện hữu đối với các ngành chăn nuôi, thủy sản.

Mặc dù thị trường tiêu thụ thu hẹp, khó khăn nhưng giá các sản phẩm của ngành chăn nuôi, thủy sản lại tăng không giảm do giá thức ăn tăng. Hiện giá thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản cao hơn khoảng 20-30% so với trung bình khiến giá thành và giá bán tăng theo.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, trong cơ cấu giá thành sản xuất thủy sản thì thức ăn chiếm khoảng 50-70%, trung bình là 60%. Do đó, khi giá cả biến động sẽ rất nhanh tác động đến thị trường, làm tăng chi phí sản xuất, tăng rủi ro cho lĩnh vực thủy sản đặc biệt là giảm sức cạnh tranh cho các sản phẩm thủy sản.

“Khi giá thức ăn chưa tăng, chi phí sản xuất thủy sản của Việt Nam đã cao hơn một số quốc gia trong khu vực. Vì vậy, Tổng cục Thủy sản đang cùng với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tìm ra giải pháp để giảm tối đa tác động của việc chi phí thức ăn tăng lên đối với hiệu quả sản xuất của ngành thủy sản” - ông Trần Đình Luân nói.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, giá thức ăn chăn nuôi đang ảnh hưởng rất lớn đến ngành gia cầm, trong khi đó giá trứng, thịt lại đều đang giảm khiến người nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Nguy cơ xa hơn là việc giảm quy mô đàn do không đủ khả năng duy trì sẽ khiến nguồn cung vào Quý II, III năm 2021 bị giảm.

Tuy nhiên, việc áp dụng giá trần đối với thức ăn chăn nuôi như một số quốc gia đang áp dụng thì ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng điều này là chưa cần thiết và nên chấp nhận để quy luật cung - cầu của thị trường quyết định giá.

Những thách thức khác cho ngành thủy sản và chăn nuôi phải đối mặt

Diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn Châu Phi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại... gây phát sinh tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, tăng trưởng chăn nuôi.

Bên cạnh đó, việc hội nhập sâu rộng của nước ta với thế giới thông qua các hiệp định thương mại tư do thế hệ mới sẽ càng gia tăng áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước. Cạnh tranh về giá, chất lượng và đa dạng sản phẩm sẽ tăng lên khi sản phẩm chăn nuôi của Mỹ và châu Âu như thịt gà, thịt lợn xuất vào thị trường Việt Nam.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết, thời gian tới, ngành chăn nuôi sẽ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật giống, thức ăn chăn nuôi, môi trường và điều kiện chăn nuôi; đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia ngành chăn nuôi, mã định danh quốc gia cho các cơ sở chăn nuôi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo chuỗi…

Cũng như ngành chăn nuôi, ngành thủy sản cũng phải đối mặt với khó khăn khi hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn do đóng cửa biên giới, hàng loạt các nhà hàng ăn nhanh ở những quốc gia nhập khẩu chính bị đóng cửa, vận tải biển bị ngưng trệ, một số đơn hàng bị hủy hoặc lùi thời gian giao hàng, một số khách hàng từ chối thực hiện đơn hàng mới.

Tuy vậy, năm 2021, thủy sản vẫn giữ ổn định mục tiêu 1,3 triệu ha nuôi trồng thủy sản nhưng sản lượng đạt 4,75 triệu tấn (khai thác 3,85 triệu tấn) xuất khẩu đạt kim ngạch 8,5 tỷ USD trong năm 2021.

Ông Trần Đình Luân cho biết, ngành thủy sản sẽ tiếp tục đẩy mạnh liên kết trong sản xuất để tiếp cận với nguồn cung ứng vật tư đầu vào có chất lượng tốt, giá cả phù hợp, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học, tăng năng suất, giảm chi phí, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng.

Tổng cục Thủy sản cũng đề nghị Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường của Bộ và các viện nghiên cứu phối hợp với các doanh nghiệp khẩn trương nghiên cứu, tìm giải pháp công nghệ, tìm nguồn nguyên liệu thay thế các nguyên liệu đang khan hiếm và có giá thành cao để chủ động sản xuất. Đây là bước đi lâu dài, “gỡ” bài toán về thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, ổn định sản xuất và tăng sức cạnh tranh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành thủy sản khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19
Ngành thủy sản khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19

VOV.VN - Các doanh nghiệp thủy sản đang thực hiện nhiều giải pháp giảm thiệt hại do dịch như: bố trí tài chính, nguồn lực hợp lý, cân đối lại thị trường.

Ngành thủy sản khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19

Ngành thủy sản khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19

VOV.VN - Các doanh nghiệp thủy sản đang thực hiện nhiều giải pháp giảm thiệt hại do dịch như: bố trí tài chính, nguồn lực hợp lý, cân đối lại thị trường.

Tắc đầu ra ngành thủy sản do “bão” dịch, ngư dân lao đao
Tắc đầu ra ngành thủy sản do “bão” dịch, ngư dân lao đao

VOV.VN - Dịch Covid-19 không khác gì cơn bão càn quét ngành thủy sản, ngư dân, thiệt hại sẽ vô cùng nặng nề nếu tình hình còn kéo dài.

Tắc đầu ra ngành thủy sản do “bão” dịch, ngư dân lao đao

Tắc đầu ra ngành thủy sản do “bão” dịch, ngư dân lao đao

VOV.VN - Dịch Covid-19 không khác gì cơn bão càn quét ngành thủy sản, ngư dân, thiệt hại sẽ vô cùng nặng nề nếu tình hình còn kéo dài.

Ngành Thủy sản đặt mục tiêu đánh bắt 2.106 tấn vụ cá Nam 2019
Ngành Thủy sản đặt mục tiêu đánh bắt 2.106 tấn vụ cá Nam 2019

VOV.VN - Ngành Thủy sản đã đặt ra mục tiêu vụ cá Nam 2019 đạt tổng sản lượng đánh bắt 2.106 tấn.

Ngành Thủy sản đặt mục tiêu đánh bắt 2.106 tấn vụ cá Nam 2019

Ngành Thủy sản đặt mục tiêu đánh bắt 2.106 tấn vụ cá Nam 2019

VOV.VN - Ngành Thủy sản đã đặt ra mục tiêu vụ cá Nam 2019 đạt tổng sản lượng đánh bắt 2.106 tấn.