Các loại cúm phổ biến và triệu chứng nhận biết

VOV.VN - Triệu chứng điển hình của bệnh cúm gồm sổ mũi, đau họng, ho, đau nhức cơ, nhức đầu, sốt. Có ba nhóm virus gây ra các bệnh là cúm A, B và C. Loại A, B là dịch cúm hàng năm. Trong đó, cúm A thường diễn biến phức tạp, dẫn tới nhiều biến chứng ở trẻ nhỏ. Loại C cũng dẫn tới bệnh cảm cúm nhưng các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

Các loại cúm thường gặp

Virus cúm, có tên khoa học là Influenza, là thành viên họ Orthomyxoviridae. Trong đó, virus cúm A được phân loại dựa trên kháng nguyên bề mặt ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutin) và N (Neuraminidase).

Dịch cúm xảy ra hàng năm với mức độ nguy hiểm có tính chất thay đổi liên tục. Do tính ít biến đổi, virus cúm B gây ra những dịch cúm với mới độ lây lan và nguy hiểm nhẹ hơn do với các đợt dịch của cúm A gây ra. Sở dĩ, virus cúm A có khả năng gây nên những đợt cúm nguy hiểm là do khả năng biến đổi của kháng nguyên H và N. Nguy hiểm nhất gần đây phải kể đến các dịch cúm của chủng virus H5N1. Cho tới tháng 7/2009, dịch đã lan rộng tới hơn 160 quốc gia với hàng trăm ngàn người bị nhiễm, số người chết đã lên tới con số trên 1000 người

Có ba loại virus cúm là A, B và C. Loại A và B là dịch cúm hàng năm, khiến 20% dân số bị sổ mũi, đau nhức cơ, ho và sốt cao. Loại C cũng gây cảm cúm nhưng các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn nhiều.

Về cúm A

Là bệnh phổ biến nhất do virus cúm A gồm các chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Không chỉ lây giữa người với người, loại này còn có khả năng lây nhiễm cho động vật. Và các loài chim hoang dã thường đóng vai trò là vật chủ cho virus.Virus cúm A liên tục thay đổi và thường gây ra dịch lớn như: cúm A H1N1 làm 40 triệu người chết năm 1918, cúm A H2N2 năm 1957 và cúm A H3N2 năm 1968..

Virus cúm xâm nhập vào cơ thể qua màng nhầy của mũi, mắt hoặc miệng của con người. Một khi chạm tay vào một trong những khu vực này, bạn có thể tự lây nhiễm virus. Chính vì vậy, việc giữ cho tay không ẩn chứa mầm bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng đóng vai trò rất quan trọng.

Về cúm B

Khác với bệnh cúm do virus loại A gây ra, cúm B chỉ được tìm thấy ở người. Đây là loại virus lành tính, đa phần người bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. Tất nhiên vẫn có trường hợp bị đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Virus loại B không gây ra đại dịch.

Về cúm C

Gây ra bởi virus loại C, rất ít gặp và luôn nhẹ hơn các trường hợp do virus nhóm A, B. Bệnh có các triệu chứng lâm sàng không điển hình và chúng cũng không gây dịch.

Cúm gia cầm

Cúm gia cầm là là bệnh do nhiễm virus lây lan từ chim sang các loại động vật khác. Hiện nay, một chủng cúm gia cầm đặc biệt nguy hiểm có tên là H5N1 - tiếp tục lây lan ở gia cầm ở Ai Cập và một số khu vực ở Châu Á.

Thực tế, H5N1 là một loại virus cúm gia cầm (HPAI) gây bệnh cao. Nó khiến hầu hết các loài chim mắc bệnh bị chết. Và nó có thể gây tử vong cho con người và các động vật có vú khác nhiễm virus từ chim. Kể từ trường hợp con người đầu tiên vào năm 1997, H5N1 đã khiến gần 60% số người bị nhiễm bệnh tử vong.

Cúm gia cầm có lây sang người không?

Nhưng không giống như virus cúm ở người, cúm gà H5N1 không dễ lây từ người sang người. Rất ít trường hợp lây truyền từ người sang người xảy ra, một số trường hợp lây bệnh đã xảy ra là do có tiếp xúc đặc biệt gần gũi, chẳng hạn như người mẹ bị nhiễm virus trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh.

Nhiễm trùng ở người với virus cúm gia cầm có thể xảy ra khi có một lượng virus nhất định xâm nhập vào mắt, mũi hoặc miệng hoặc hít phải. Điều này có thể xảy ra khi virus ở trong không khí (trong các giọt nước hoặc có thể là bụi), một người hít phải nó hoặc chạm vào đồ vật có chứa virus trên đó sau đó chạm vào miệng, mắt hoặc mũi của họ. Bệnh ở người có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng.

Hầu hết các bệnh liên quan đến cúm gia cầm đã được báo cáo ở các nước châu Á - nơi có nhiều người tiếp xúc gần gũi với trang trại gia cầm. Ngoài ra, con người không thể nhiễm virus cúm gia cầm do ăn thịt gà hoặc vịt nấu chín vì nhiệt độ cao tiêu diệt virus.

Vaccine phòng bệnh cúm

Bệnh cúm hoàn toàn có thể phòng ngừa nhờ tiêm vaccine. Các chủng virus biến đổi từng năm, vì thế, mỗi người cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm. Mục đích nhằm đảm bảo miễn dịch với bệnh tốt.

Trước đây, các loại vaccine bảo vệ con người chống lại 3 loại virus, gồm A/H1N1, A/H3N2 và virus nhóm B. Hiện tại thì các mũi tiêm phòng thường bao gồm tối đa bốn chủng: 2 virus nhóm A và 2 virus nhóm B. Vẫn chưa có vaccine phòng cúm gia cầm (A/H5N1). Khoảng hai tuần sau khi tiêm phòng, các kháng thể có vai trò chống lại virus sẽ phát triển trong cơ thể bạn. Thời điểm tốt để tiêm vaccine là trước khi vào mùa cúm. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiêm phòng vaccine làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh đến 70 – 80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80% – 90%. Nghĩa là vẫn có thể bị virus cúm tấn công sau khi đã tiêm phòng. Thực tế, không có vaccine nào cho hiệu quả bảo vệ tuyệt đối. Nhưng nếu có mắc bệnh chỉ ở thể nhẹ. Việc tiêm phòng sẽ giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm, nhất là khi dịch bệnh bùng phát.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Có nên tiêm phòng vaccine cúm khi đang mang thai?
Có nên tiêm phòng vaccine cúm khi đang mang thai?

VOV.VN - Để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc cúm, phụ nữ mang thai cần hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, đặc biệt là chủ động tiêm vaccine phòng cúm.

Có nên tiêm phòng vaccine cúm khi đang mang thai?

Có nên tiêm phòng vaccine cúm khi đang mang thai?

VOV.VN - Để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc cúm, phụ nữ mang thai cần hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, đặc biệt là chủ động tiêm vaccine phòng cúm.

Phòng ngừa, điều trị cúm A, B và Covid 19
Phòng ngừa, điều trị cúm A, B và Covid 19

VOV.VN - Thời điểm này, nhiều trường học tại Hà Nội ghi nhận số học sinh mắc cúm A, B tăng mạnh. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cũng ghi nhận số bệnh nhân mắc Covid 19 gia tăng trở lại. Để đón mùa xuân mới khỏe mạnh, an toàn, người dân cần lưu ý phòng ngừa các bệnh dịch như thế nào? Khi mắc bệnh cần chú ý gì trong điều trị?

Phòng ngừa, điều trị cúm A, B và Covid 19

Phòng ngừa, điều trị cúm A, B và Covid 19

VOV.VN - Thời điểm này, nhiều trường học tại Hà Nội ghi nhận số học sinh mắc cúm A, B tăng mạnh. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cũng ghi nhận số bệnh nhân mắc Covid 19 gia tăng trở lại. Để đón mùa xuân mới khỏe mạnh, an toàn, người dân cần lưu ý phòng ngừa các bệnh dịch như thế nào? Khi mắc bệnh cần chú ý gì trong điều trị?

Vaccine cúm có thể làm giảm nguy cơ đau tim
Vaccine cúm có thể làm giảm nguy cơ đau tim

VOV.VN - Một nghiên cứu cho thấy, những người được tiêm vaccine cúm ít có nguy cơ bị đau tim và tử vong vì bệnh tim mạch hơn.

Vaccine cúm có thể làm giảm nguy cơ đau tim

Vaccine cúm có thể làm giảm nguy cơ đau tim

VOV.VN - Một nghiên cứu cho thấy, những người được tiêm vaccine cúm ít có nguy cơ bị đau tim và tử vong vì bệnh tim mạch hơn.

Tránh tâm lý chủ quan với bệnh cúm mùa
Tránh tâm lý chủ quan với bệnh cúm mùa

VOV.VN - Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Do đó cần tránh tâm lý chủ quan về bệnh khi giao mùa.

Tránh tâm lý chủ quan với bệnh cúm mùa

Tránh tâm lý chủ quan với bệnh cúm mùa

VOV.VN - Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Do đó cần tránh tâm lý chủ quan về bệnh khi giao mùa.

Ăn gì để tăng cường sức đề kháng trong mùa cảm cúm?
Ăn gì để tăng cường sức đề kháng trong mùa cảm cúm?

VOV.VN - Trong mùa cúm, hãy chú ý đến chế độ ăn để tăng sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Ăn gì để tăng cường sức đề kháng trong mùa cảm cúm?

Ăn gì để tăng cường sức đề kháng trong mùa cảm cúm?

VOV.VN - Trong mùa cúm, hãy chú ý đến chế độ ăn để tăng sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Campuchia phát hiện ca tử vong do cúm gia cầm H5N1
Campuchia phát hiện ca tử vong do cúm gia cầm H5N1

VOV.VN - Một người đàn ông 50 tuổi ở tỉnh Svay Rieng (Campuchia) giáp với biên giới Việt Nam đã tử vong vì cúm gia cầm H5N1.

Campuchia phát hiện ca tử vong do cúm gia cầm H5N1

Campuchia phát hiện ca tử vong do cúm gia cầm H5N1

VOV.VN - Một người đàn ông 50 tuổi ở tỉnh Svay Rieng (Campuchia) giáp với biên giới Việt Nam đã tử vong vì cúm gia cầm H5N1.

Từ A tới Z về cúm mùa: Hiểu rõ để chủ động phòng ngừa
Từ A tới Z về cúm mùa: Hiểu rõ để chủ động phòng ngừa

VOV.VN - Thường bị xem nhẹ như “bệnh vặt”, nhưng cúm lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trên các nhóm nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh nền mạn tính...

Từ A tới Z về cúm mùa: Hiểu rõ để chủ động phòng ngừa

Từ A tới Z về cúm mùa: Hiểu rõ để chủ động phòng ngừa

VOV.VN - Thường bị xem nhẹ như “bệnh vặt”, nhưng cúm lại có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trên các nhóm nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh nền mạn tính...

Tiêm phòng vaccine cúm, phế cầu tăng khả năng bảo vệ phổi trước Covid -19
Tiêm phòng vaccine cúm, phế cầu tăng khả năng bảo vệ phổi trước Covid -19

VOV.VN - Các nghiên cứu mới được công bố từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CDC của Mỹ cho thấy, việc tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu và ho gà góp phần quan trọng bảo vệ phổi, đường hô hấp, cũng như cải thiện mức độ lây lan cũng như các biến chứng nặng của Covid-19, đặc biệt là với nhóm nguy cơ cao.

Tiêm phòng vaccine cúm, phế cầu tăng khả năng bảo vệ phổi trước Covid -19

Tiêm phòng vaccine cúm, phế cầu tăng khả năng bảo vệ phổi trước Covid -19

VOV.VN - Các nghiên cứu mới được công bố từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CDC của Mỹ cho thấy, việc tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu và ho gà góp phần quan trọng bảo vệ phổi, đường hô hấp, cũng như cải thiện mức độ lây lan cũng như các biến chứng nặng của Covid-19, đặc biệt là với nhóm nguy cơ cao.