Nga tiết lộ năng lực “phòng thủ hành tinh” của tên lửa RS-28 Sarmat

VOV.VN - Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat của Nga có thể được sử dụng để phòng thủ hành tinh nếu cần thiết, Giám đốc Cục Thiết kế VP Makeev, ông Vladimir Degtyar, cho biết.

Thông tin được Nga tiết lộ trong bối cảnh, ngày 27/9 (theo giờ Việt Nam), NASA thông báo tàu vũ trụ tham gia chương trình DART đã hoàn thành sứ mệnh đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos khi nó cách Trái Đất 11 triệu km. Đây là lần đầu tiên một tàu vũ trụ của NASA đâm thành công vào tiểu hành tinh trong không gian.

Theo ông Degtyar, tên lửa Sarmat ban đầu được thiết kế và phát triển cho mục đích quân sự. Mục đích “chống tiểu hành tinh” của nó chỉ là vai trò phụ do chi phí quá cao và có thể lãng phí vì khả năng xảy ra va chạm giữa tiểu hành tinh với Trái Đất là rất thấp.

RS-28 Sarmat là ICBM sử dụng nhiên liệu lỏng hạng nặng phóng từ silo, có thể mang đầu đạn hạt nhân. Theo truyền thông Nga, Sarmat có thể đưa nhiều phương tiện tái nhập khí quyển nhắm mục tiêu độc lập (MIRV) nặng tới 10 tấn tới bất kỳ đâu trên thế giới. Điều này khiến Sarmat trở thành tên lửa “nguy hiểm nhất” hành tinh.

Theo thông tin được công bố trong triển lãm Army-2019, tầm bắn của ICBM Sarmat là 18.000 km, trọng lượng phóng hơn 200 tấn, trong đó nhiên liệu chiếm 178 tấn.

Sarmat có đường kính 3 mét và dài 35,5 mét. Theo truyền thông Nga, yếu tố khiến Sarmat trở thành loại tên lửa độc nhất vô nhị là nhờ tốc độ và tầm bắn chưa từng có, độ chính xác vượt trội và khả năng chọc thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có.

“Sát thủ tiểu hành tinh”?

Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga, ông Sergei Karakaev, trong một cuộc phỏng vấn trước đây với kênh Zvezda nói rằng Sarmat có thể được phóng theo nhiều quỹ đạo khác nhau. Một trong số đó là quỹ đạo hướng ra không gian bên ngoài. Trong trường hợp này, Sarmat có thể được sử dụng để làm chệch hướng tiểu hành tinh hay phòng thủ hành tinh.

Theo ông Degtyar, khả năng làm chệch hướng tiểu hành tinh của tên lửa Sarmat đã từng được thảo luận trong giới khoa học không gian và quốc phòng Nga.

Nga hiện đang thực hiện các nghiên cứu thiết kế cho một “thiết bị đánh chặn” có thể nhắm mục tiêu vào các vật thể không gian cỡ nhỏ (đường kính từ 10-100 mét).

Cơ sở hạ tầng không gian trên mặt đất hiện tại và sắp tới của Nga có thể theo dõi các vật thể lớn hơn chứ không phải các vật thể nhỏ hơn, giúp việc kịp thời phát hiện nguy cơ đóng vai trò quan trọng. Khoảng thời gian phát hiện kịp thời là khoảng 5-7 giờ trước khi va chạm có thể xảy ra, lúc này vật thể cách Trái Đất 1-2 triệu km.

Do đó, năng lượng cao, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng cao và thời gian chuẩn bị phóng ngắn khiến tên lửa Sarmat phù hợp với vai trò như vậy.

Ông Degtyar nói rằng khoa học vũ trụ và tên lửa đã thiết lập các nguyên tắc và kỹ thuật để phát hiện kịp thời các vật thể không gian nguy hiểm. “Trở ngại” duy nhất là chi phí quá cao.

“Chúng tôi đã đề xuất các hệ thống tên lửa và không gian đa chức năng, trong đó bảo vệ chống tiểu hành tinh chỉ là một trong những nhiệm vụ, chứ không phải là nhiệm vụ quan trọng nhất”, ông nói.

“Các nghiên cứu của chúng tôi với các đồng nghiệp làm việc trong các tổ chức học thuật đã chỉ ra rằng, có thể tạo ra các công cụ phát hiện triển khai trên không gian để ‘giám sát’ các khoảng không gian gần Trái Đất. Một lựa chọn là đặt 4 tàu vũ trụ ở Điểm Lagrange cách Trái Đất 1,5 triệu km. Tuy nhiên, việc tạo ra một hệ thống như vậy cần những khoản đầu tư khổng lồ và có thể không bao giờ thực sự hữu ích”, ông Degtyar cho biết thêm.

Khả năng tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất rất khó xảy ra

Ông Degtyar cũng đề cập đến các sự kiện tiểu hành tinh hoặc thiên thạch rơi xuống nước Nga trước đây, ví dụ như thiên thạch Chelyabinsk rơi ngày 15/2/2013, Tunguska evet rơi ngày 30/6/1908 và vụ thiên thạch Sikhote-Alin rơi vào năm 1947. Những sự việc này cho thấy nguy cơ tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất là “mối đe dọa thực sự”.

Một tiểu hành tinh hoặc sao chổi có đường kính trên 140 mét đến gần Trái Đất ở khoảng cách nhỏ hơn 5% so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời được gọi là “vật thể có khả năng gây nguy hiểm” (PHO).

Theo NASA, không có PHO nào được ước tính sẽ va chạm với Trái Đất trong 100 năm tới.

Ngày 19/11, các kính viễn vọng và cơ quan vũ trụ đã theo dõi một tiểu hành tinh trong vòng 4 giờ kể từ khi nó được phát hiện. Tuy nhiên, tiểu hành tinh này đã bị đốt cháy và tan rã khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga có thể phóng thử ICBM Sarmat lần thứ hai vào cuối năm nay
Nga có thể phóng thử ICBM Sarmat lần thứ hai vào cuối năm nay

VOV.VN - Nga có thể tiến hành vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat lần thứ hai trước cuối năm 2022, một quan chức thân cận với Bộ Quốc phòng nước này nói với TASS.

Nga có thể phóng thử ICBM Sarmat lần thứ hai vào cuối năm nay

Nga có thể phóng thử ICBM Sarmat lần thứ hai vào cuối năm nay

VOV.VN - Nga có thể tiến hành vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat lần thứ hai trước cuối năm 2022, một quan chức thân cận với Bộ Quốc phòng nước này nói với TASS.

Tên lửa Sarmat Nga đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ
Tên lửa Sarmat Nga đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ

VOV.VN - Tên lửa Sarmat đã được Nga dày công nghiên cứu, thử nghiệm trong thời gian dài và nhờ vậy sở hữu những tính năng đáng sợ như khả năng mang lượng nổ lớn, tốc độ bay lớn và khả năng cơ động… giúp nó dễ xuyên thủng các hệ thống phòng thủ.

Tên lửa Sarmat Nga đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ

Tên lửa Sarmat Nga đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ

VOV.VN - Tên lửa Sarmat đã được Nga dày công nghiên cứu, thử nghiệm trong thời gian dài và nhờ vậy sở hữu những tính năng đáng sợ như khả năng mang lượng nổ lớn, tốc độ bay lớn và khả năng cơ động… giúp nó dễ xuyên thủng các hệ thống phòng thủ.

Nga tuyên bố tên lửa ICBM Sarmat có khả năng mang vũ khí siêu thanh
Nga tuyên bố tên lửa ICBM Sarmat có khả năng mang vũ khí siêu thanh

VOV.VN - Chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, ông Sergei Karakayev ngày 24/4 cho biết, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới của Nga có khả năng mang theo một số vũ khí siêu thanh.

Nga tuyên bố tên lửa ICBM Sarmat có khả năng mang vũ khí siêu thanh

Nga tuyên bố tên lửa ICBM Sarmat có khả năng mang vũ khí siêu thanh

VOV.VN - Chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, ông Sergei Karakayev ngày 24/4 cho biết, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới của Nga có khả năng mang theo một số vũ khí siêu thanh.