Giá xăng dầu giảm nhưng cước vận tải vẫn “neo" cao

VOV.VN - Doanh nghiệp vận tải cho rằng giá xăng dầu hiện vẫn ở mức cao, nếu giá quay về mức 22.000 – 23.000 đồng/lít và ổn định lâu dài từ 2 - 3 tháng mới tính toán giảm cước vận tải.

Những ngày qua, dù giá nhiên liệu xăng, dầu đã giảm mạnh nhưng giá cước vận tải ở Đắk Lắk vẫn “đứng yên”. Nhiều chủ DN lý giải rằng, họ cần thời gian để chờ chu kỳ biến động giá nhiên liệu ổn định hơn mới thực hiện việc điều chỉnh giá cước.

HTX vận tải 63 tỉnh thành Đắk Lắk có khoảng 100 đầu xe tải các loại, chạy các tuyến đi các tỉnh thành trong cả nước. Ông Đặng Quang Điện, Giám đốc HTX chia sẻ, khi giá nhiên liệu leo thang chạm ngưỡng 31.000 – 32.000 đồng/lít xăng, dầu vào thời điểm các tháng 5, 6 và 7/2022, DN đã chủ động tăng cước phí vận tải khoảng 15% so với hồi đầu năm.

Dù tăng giá nhưng DN vẫn bị thua lỗ khi hoạt động trong thời gian này. Việc duy trì các đầu xe chạy chủ yếu nhằm giữ chân khách hàng. Từ cuối tháng 7/2022 đến nay, giá xăng dầu giảm liên tục và đang ở mức 26.100 đồng/lít xăng và 24.300 đồng/lít dầu nhưng DN vẫn chưa thể giảm giá cước. Lý do là với mức giá nhiên liệu như hiện nay, DN mới tạm thu đủ bù chi và chưa có lãi.

“Với mức giá xăng, dầu như hiện nay khoảng 25.000 – 26.000 đồng/lít doanh thu của DN mới tạm ổn, xe chạy chỉ đủ chi phí nhiên liệu và nhân công cho tài xế, bốc xếp. Đây là mức giá trung bình chứ chưa phải mức thấp. Nếu giá xăng, dầu quay về mức 22.000 – 23.000 đồng/lít và ổn định lâu dài từ 2 – 3 tháng DN sẽ tính toán giảm cước vận tải để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng”, ông Đặng Quang Điện lý giải.

DN vận tải hành khách Trần Toàn ở TP Buôn Ma Thuột có 6 xe khách chạy tuyến Đắk Lắk - Hà Nội. Ông Trần Trung – Chủ DN cho biết, khi giá xăng, dầu ở mức trên dưới 20.000 đồng/lít, chi phí nhiên liệu cho một chuyến đi về Đắk Lắk – Hà Nội hết khoảng 22 – 23 triệu đồng. Giá vé thời điểm đó là 650.000 đồng/người, hàng hóa là 3 triệu đồng/tấn.

Tuy nhiên, khi giá nhiên liệu leo thang chạm ngưỡng 32.000 đồng/lít, chi phí mỗi chuyến đi phải mất từ 35 – 36 triệu đồng (tăng 1,5 lần), DN buộc phải tăng giá cước lên mức 800.000 đồng/vé. Mức tăng này tương đương khoảng 15% so với hồi đầu năm 2022. Hiện giá xăng, dầu đã giảm và đang ở mức 25.000 – 26.000 đồng/lít, mỗi chuyến xe vẫn tốn khoảng 30 - 32 triệu đồng nhưng mức này mới chỉ tạm hòa vốn, chưa có lãi để có thể giảm giá vé hay cước hàng hóa ngay được.

“Chi phí cho mỗi chuyến đi - về phải tốn trên 35 triệu tiền dầu, bữa nay dù giá dầu giảm cũng chỉ giảm được 2 - 3 triệu nên DN vẫn phải tốn 32 - 33 triệu đồng cho mỗi chuyến đi. Nói chung giá nhiên liệu như hiện nay vẫn cao nên DN vẫn mong giá giảm tiếp. Nếu giá giảm về mức 22.000 đồng/lít thì DN sẽ giảm giá vé ngay ở mức 650.000/vé và 3 triệu đồng/tấn hàng hóa”, ông Trần Trung phân bua.

Thống kê của Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk cho thấy, toàn tỉnh hiện có trên 17.000 phương tiện vận tải các loại. Trong đó có 14.000 xe tải, 500 xe khách tuyến cố định, 250 xe hợp đồng, 350 xe buýt và khoảng trên 2.500 xe taxi. Theo ông Lê Đình Minh, Phó Giám đốc sở GTVT Đắk Lắk, do không có chế tài bắt buộc các DN phải điều chỉnh giá cước khi giá nhiên liệu tăng cao hay xuống thấp, nên khi có biến động về giá, hầu hết các DN đều tự chủ động nâng hạ giá cước, Sở hay ngành chức năng khó có thể can thiệp. Tuy nhiên khi giá xăng dầu giảm mạnh như hiện nay, Sở đã làm công văn tuyên truyền vận động các DN điều chỉnh hạ giá cước, nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên.

 “Trong quản lý nhà nước, Sở GTVT đã làm công văn tuyên truyền và vận động các đơn vị kinh doanh vận tải, chủ xe chủ động giảm giá cước để bình ổn giá, đảm bảo hàng hóa lưu thông cũng như hành khách được phục vụ vận chuyển giá cước hợp lý. Điều này cũng tự DN thực hiện giảm để cạnh tranh và giữ khách hàng, để khi nhiên liệu giảm tiếp, giá cước đồng loạt giảm khách hàng không quay lưng với chính DN của mình”, ông Minh lý giải./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thứ trưởng Bộ GTVT: Giá xăng dầu giảm, giá cước vận tải có "độ trễ" để giảm
Thứ trưởng Bộ GTVT: Giá xăng dầu giảm, giá cước vận tải có "độ trễ" để giảm

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho hay, khi giá xăng dầu tăng thì giá vận tải tăng, nhưng thường khi giá xăng dầu giảm sẽ có độ trễ nhất định để giá cước vận tải giảm.

Thứ trưởng Bộ GTVT: Giá xăng dầu giảm, giá cước vận tải có "độ trễ" để giảm

Thứ trưởng Bộ GTVT: Giá xăng dầu giảm, giá cước vận tải có "độ trễ" để giảm

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho hay, khi giá xăng dầu tăng thì giá vận tải tăng, nhưng thường khi giá xăng dầu giảm sẽ có độ trễ nhất định để giá cước vận tải giảm.

Doanh nghiệp vận tải buộc tăng giá cước trước bão giá nhiên liệu
Doanh nghiệp vận tải buộc tăng giá cước trước bão giá nhiên liệu

VOV.VN - Trước biến động tăng liên tục của giá xăng dầu, giá cước vận tải của nhiều doanh nghiệp ở Gia Lai đang được điều chỉnh để phù hợp với tình hình chung.

Doanh nghiệp vận tải buộc tăng giá cước trước bão giá nhiên liệu

Doanh nghiệp vận tải buộc tăng giá cước trước bão giá nhiên liệu

VOV.VN - Trước biến động tăng liên tục của giá xăng dầu, giá cước vận tải của nhiều doanh nghiệp ở Gia Lai đang được điều chỉnh để phù hợp với tình hình chung.

Giá xăng tăng cao, doanh nghiệp vận tải không thể tăng giá cước
Giá xăng tăng cao, doanh nghiệp vận tải không thể tăng giá cước

VOV.VN - Qua đợt dịch Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều gần như kiệt quệ. Doanh nghiệp nào may mắn, hoạt động cầm chừng thì doanh thu cũng giảm đến 80%. Vừa trải qua cơn bão sau đại dịch, giờ đây doanh nghiệp vận tải trong nước khó khăn lại chồng chất khó khăn khi giá xăng dầu tăng cao.

Giá xăng tăng cao, doanh nghiệp vận tải không thể tăng giá cước

Giá xăng tăng cao, doanh nghiệp vận tải không thể tăng giá cước

VOV.VN - Qua đợt dịch Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều gần như kiệt quệ. Doanh nghiệp nào may mắn, hoạt động cầm chừng thì doanh thu cũng giảm đến 80%. Vừa trải qua cơn bão sau đại dịch, giờ đây doanh nghiệp vận tải trong nước khó khăn lại chồng chất khó khăn khi giá xăng dầu tăng cao.