Giải ngân vốn đầu tư công chậm: Ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng GDP

VOV.VN - Vốn đầu tư công chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi đầu tư của xã hội. Do đó, chậm giải ngân vốn đầu tư công sẽ làm ảnh hưởng bất lợi đến GDP.

Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) 11 tháng năm 2018 là hơn 239.573 tỷ đồng, đạt 59,94% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 61,62% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2017 đạt tương ứng 59,21% và 65,12%).

Trong đó, vốn trong nước giải ngân được hơn 218.330 tỷ đồng, đạt 64,32% kế hoạch Quốc hội giao và 65,41% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; vốn ngoài nước giải ngân hơn 21.243 tỷ đồng, đạt 38,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2017 đạt 57,11%).

Giải ngân vốn đầu tư công chậm gây ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng GDP (Ảnh minh hoạ: KT)

13 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân dưới 30%

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nhìn chung, số liệu giải ngân vốn của các bộ, ngành, địa phương 11 tháng năm 2018 đạt thấp hơn tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2017. Có 5 bộ, ngành và 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 80% kế hoạch; trong đó có 5 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 90% là: Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nam Định, Bình Phước.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương có số giải ngân thấp. Có 31/56 bộ, ngành và 28/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 65% kế hoạch năm. Trong đó, còn 21 bộ, ngành và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 50%. Đặc biệt, 13 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân thấp hơn 30% như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam,  Bộ Y tế, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Thậm chí, có 2 ngành trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn đó là Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam và Tổng công ty Thuốc lá.

Điều chuyển vốn nếu chậm giải ngân

Vốn đầu tư công chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi đầu tư của xã hội. Do vậy, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng GDP. Để khắc phục tình trạng này và tránh dồn việc giải ngân vào cuối năm, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực để chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có việc điều chỉnh kế hoạch vốn từ dự án giải ngân chậm sang dự án khác và kiểm điểm trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư có dự án giải ngân chậm...

Trong báo cáo mới đây gửi về Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ xem xét điều chuyển số vốn dư của 4 dự án ODA giải ngân chậm sang Dự án xây dựng Trường Đại học Việt Đức có khối lượng hoàn thành năm 2018 và đang bị thiếu vốn.

Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do không thực hiện hết kế hoạch được giao, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, ngày 9/11/2018 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 597/NQ-UBTVQH14 về điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn TPCP năm 2018 giữa các bộ, địa phương. Theo đó, đã giảm hơn 1.267,5 tỷ đồng kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ 2018 của hai bộ (Giao thông vận tải là hơn 1.047,5 tỷ đồng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 220 tỷ đồng) để bổ sung vốn cho các dự án của Bộ Quốc phòng và một số địa phương.

Theo Bộ Tài chính, việc giải ngân chậm là do một số bộ, ngành, địa phương, một số chủ đầu tư vẫn chưa thực sự chủ động và quyết liệt trong việc triển khai kế hoạch. Đồng thời, chủ đầu tư chậm hoàn thiện trong công tác lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lựa chọn đơn vị thi công...

Theo quy định, kế hoạch vốn năm của dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31/12 của năm kế hoạch. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung rà soát các khối lượng đã thực hiện để nghiệm thu trong tháng 12, trên cơ sở đó hoàn thiện thủ tục thanh toán gửi ngay ra Kho bạc Nhà nước (KBNN) để thanh toán theo quy định. Đối với các dự án đã có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương gửi KBNN để làm cơ sở thanh toán dứt điểm cho nhà thầu theo quy định hiện hành.

Đánh giá về tốc độ giải ngân vốn đầu tư công chậm những năm gần đây, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp, Học viện Tài chính cho rằng, việc lựa chọn dự án đầu tư, thẩm định, xét duyệt dự án… không có quy chuẩn, thiếu giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Việc quyết định dự án đầu tư công theo đề xuất của bộ, ngành, địa phương nên dẫn tới hàng loạt dự án đầu tư công vừa dàn trải, lãng phí, không phù hợp…nên dẫn tới nhiều dự án nhưng không hiệu quả. Điển hình là đầu tư công không có trọng tâm, trọng điểm, nhiều dự án không thật sự cần thiết cho hỗ trợ phát triển kinh doanh, tạo động lực cho phát triển kinh tế…

“Nhiều bộ ngành, địa phương dùng vốn ngân sách vào đầu tư xây mới trụ sở, tượng đài, bảo tàng... Nếu nói các dự án đó là cần thì vẫn cần, nhưng không tác động tới phát triển đất nước, trong khi ngân sách còn khó khăn. Nhưng các dự án đó vẫn được vẽ ra để rút ruột vốn ngân sách nhà nước chỉ vì lợi ích nhóm, ăn chia”, ông Thịnh nói.

Theo PGS Thịnh, nhiều chủ đầu tư vẽ ra các dự án nhỏ, vốn ít để được phê duyệt đầu tư, sau đó lại điều chỉnh để được tăng vốn theo kiểu “sự đã rồi”. Điển hình như dự án nạo vét, xây kè bảo vệ cảnh quan sông Sào Khê (Ninh Bình) “đội vốn” 36 lần, từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng; Dự án nạo vét sông Đáy (cũng của Ninh Bình) tăng vốn “khủng” từ 2.078 tỷ lên 9.720 tỷ đồng (tăng hơn 7.000 tỷ đồng)…

“Khi chúng ta đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, cải cách bộ máy, quy trách nhiệm, thì các chủ đầu tư không dám làm, vì sợ bị thanh kiểm tra, giám sát, quy trách nhiệm. Các giải pháp đó góp phần đưa đầu tư công vào nề nếp, phòng chống tham nhũng, lãng phí, đầu tư công tràn lan, kém hiệu quả… nhưng lại khiến việc giải ngân vốn bị chậm, vì nhiều đơn vị, lãnh đạo không dám làm”, PGS. Đinh Trọng Thịnh đánh giá.

Theo ông Thịnh, dù có thay đổi quy định pháp luật để cải cách thủ tục hành chính, giúp giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn, nhưng quan trọng vẫn phải có các điều khoản để khống chế trách nhiệm của người đứng đầu. Qua đó, tránh lặp lại tình trạng trước đây, là không rõ trách nhiệm dẫn tới người ta phê duyệt dự án đầu tư từ ngân sách tràn lan, kém hiệu quả, không vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chỉ vì lợi ích nào đó.

“Mục tiêu sửa đổi quy định để đơn giản hoá thủ tục hành chính, nhưng phải đi kèm cơ chế kiểm tra, giám sát, trách nhiệm người đứng đầu. Có như vậy đầu tư công mới được đẩy nhanh và hiệu quả”, ông Thịnh nêu ý kiến.

Còn theo TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, Chính phủ cần đôn đốc các bộ, ngành, địa phương nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công và kiên quyết loại bỏ các dự án kém hiệu quả. Bên cạnh đó, tiếp tục cải cách thủ tục quản lý đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giảm thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải ngân đầu tư công 9 tháng chỉ đạt 63% kế hoạch năm
Giải ngân đầu tư công 9 tháng chỉ đạt 63% kế hoạch năm

VOV.VN - Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2018, cả nước đã giải ngân ước đạt 214.500 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 63,2% kế hoạch năm.

Giải ngân đầu tư công 9 tháng chỉ đạt 63% kế hoạch năm

Giải ngân đầu tư công 9 tháng chỉ đạt 63% kế hoạch năm

VOV.VN - Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2018, cả nước đã giải ngân ước đạt 214.500 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 63,2% kế hoạch năm.

Làm rõ trách nhiệm đầu tư công đội vốn và giải ngân vốn ODA chậm
Làm rõ trách nhiệm đầu tư công đội vốn và giải ngân vốn ODA chậm

VOV.VN - Trách nhiệm đầu tiên thuộc chủ đầu tư, cơ quan thẩm định và người phê duyệt điều chỉnh; các cá nhân, tổ chức sai phạm.

Làm rõ trách nhiệm đầu tư công đội vốn và giải ngân vốn ODA chậm

Làm rõ trách nhiệm đầu tư công đội vốn và giải ngân vốn ODA chậm

VOV.VN - Trách nhiệm đầu tiên thuộc chủ đầu tư, cơ quan thẩm định và người phê duyệt điều chỉnh; các cá nhân, tổ chức sai phạm.

“Hiếm có nước nào phân bổ đầu tư công dàn trải như Việt Nam“
“Hiếm có nước nào phân bổ đầu tư công dàn trải như Việt Nam“

VOV.VN - Phân bổ ngân sách và đầu tư công trung hạn là hai vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận tại Hội trường sáng nay (29/10).

“Hiếm có nước nào phân bổ đầu tư công dàn trải như Việt Nam“

“Hiếm có nước nào phân bổ đầu tư công dàn trải như Việt Nam“

VOV.VN - Phân bổ ngân sách và đầu tư công trung hạn là hai vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận tại Hội trường sáng nay (29/10).

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải vì sao dự án đầu tư công luôn chậm
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải vì sao dự án đầu tư công luôn chậm

VOV.VN - Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, thủ tục và quy trình quá rườm rà khiến dự án đầu tư công luôn chậm, "có tiền không tiêu được".

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải vì sao dự án đầu tư công luôn chậm

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải vì sao dự án đầu tư công luôn chậm

VOV.VN - Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, thủ tục và quy trình quá rườm rà khiến dự án đầu tư công luôn chậm, "có tiền không tiêu được".