Giải pháp nào xử lý doanh nghiệp cung ứng nông sản không an toàn?

VOV.VN - Cần thiết phải có những giải pháp để tăng năng lực kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm để thị trường phát triển lành mạnh, công bằng, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.

Việc chuẩn hóa chất lượng đầu vào, giá cả của hệ thống phân phối nội địa, hệ thống bán lẻ online hiện nay chưa đồng nhất, khiến các loại nông sản an toàn, đạt chất lượng phải chật vật cạnh tranh với hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Từ đó dẫn đến tình trạng sau khi ký được hợp đồng, một số đơn vị cung ứng hàng hóa nông sản có dấu hiệu lơ là trong duy trì tiêu chuẩn hàng hóa. Do vậy cần thiết phải có những giải pháp để tăng năng lực kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm để thị trường phát triển lành mạnh, công bằng, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.

Nông sản thật giả lẫn lộn

Theo ông Bùi Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Xuân Thái Thịnh, trước đây mỗi ngày DN cung ứng hàng chục tấn rau, củ, quả cho các siêu thị và hệ thống bếp ăn tại thị trường nội địa, riêng TP.HCM từ 6 - 7 tấn/ngày. Những tháng gần đây việc cung ứng có dấu hiệu giảm sút, một phần do hệ thống siêu thị nhập hàng cầm chừng vì giá bán ra giảm, người dân thắt chặt chi tiêu, gây khó cho nhà cung cấp, bởi thiếu đơn hàng ổn định.

Ông Kiên cho rằng, sản xuất nông sản theo quy trình sạch giá thành cao hơn, vì vậy, cần thiết có những chương trình kiểm soát, quy định cam kết thu mua ổn định, giúp nhà cung cấp yên tâm, mang lại những phẩm sạch, khác biệt và an toàn cho người tiêu dùng.

“Thật sự ngay cả hàng Trung Quốc đã khó thẩm định, người tiêu dùng vẫn luôn suy nghĩ mình thông minh khi mua hàng online, nhưng sử dụng hàng mua trên kênh online rất nguy hiểm, bởi vì bán bằng niềm tin do người này chỉ, người kia giới thiệu… Hôm nay có thể ăn vào chưa ảnh hưởng ngay, nhưng khả năng có rất nhiều thuốc men, hóa chất. Thực phẩm bán online theo tôi là không tốt, vì không ai kiểm soát và cũng không ai chịu trách nhiệm về chất lượng”, ông Kiên bày tỏ.

Theo ông Phạm Quốc Huy, Phó Tổng giám đốc Công ty VietFarm - DN có nhiều năm kinh nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn của EU, VietGap, GlobalGAp..., công ty phải kiểm tra mẫu với mức giá từ 5 - 6 triệu đồng/mẫu, tương đương 20 triệu đồng/tuần khi xuất khẩu sang EU hay Hàn Quốc. Tuy nhiên, tại thị trường nội địa đã có trường hợp siêu thị đưa ra tiêu chí thấp hơn, điều này đồng nghĩa nhà cung cấp phải giảm giá thành dẫn đến thiệt thòi. Đáng chú ý, siêu thị nội địa còn yêu cầu nhà cung cấp gửi báo giá hàng tháng, nhà cung cấp cam kết tuân thủ chi phí kiểm soát cao, khó cạnh tranh với các đơn vị không tham gia cam kết.

Cũng trong tình cảnh tương tự, ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Nông sản Phong Thúy cho biết, để hình thành được chuỗi sản xuất, cung ứng sạch, doanh nghiệp phải trải qua quá trình đầu tư lâu dài, với nguồn vốn lớn… dù đã xuất khẩu thành công sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu… điều trăn trở lớn nhất là tìm được tiếng nói chung với các hệ thống phân phối nội địa.

Ông Phong cho biết, với sự tin tưởng của mình, DN sẵn sàng tham gia vào các hoạt động kiểm soát để tìm kiếm thị phần vững chắc, giúp khách hàng làm quen với hàng hóa có chất lượng,  những sản phẩm không đạt sẽ bị loại dần.

“Khi nguồn hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc chiếm số lượng nhiều, các nhà sản xuất chân chính càng gặp khó. Việc có giải pháp kiểm soát chất lượng hiệu quả, không chỉ tạo ra dư địa cho DN sản xuất tốt, còn kích thích những người làm sản phẩm sạch muốn bán được hàng càng phải làm thật chỉn chu, bài bản”, ông Phong nhận định.  

Chuẩn hóa quy trình kiểm soát

Là nơi cung ứng hơn 70% sản lượng rau củ quả cho TP.HCM, ngành công thương các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng cùng với TP.HCM tham gia chương trình kiểm soát chất lượng hàng hóa, tiến tới xây dựng chuỗi cung ứng bền vững. Chương trình này còn có sự tham gia của nhiều DN thuộc hệ thống phân phối lớn tại TP.HCM.

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, trước mắt chương trình sẽ thí điểm đối với 1 số sản phẩm thuộc 3 nhóm hàng trái cây, rau củ quả và thịt. Những sản phẩm không an toàn sẽ được thông tin công khai, góp phần ngăn chặn thực phẩm không đảm bảo an toàn được đưa vào các hệ thống phân phối.

Được biết, chương trình sẽ thực hiện việc chuẩn hóa quy trình kiểm soát, giá cả… Những quy chuẩn này phải đáp ứng được tiêu chí thuận lợi - rõ ràng - minh bạch - đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo kiểm tra kiểm soát chất lượng hàng hóa một cách hiệu quả nhất. Từ chương trình này sẽ có những biện pháp răn đe, chế tài, thu hẹp thị trường. Ngược lại cũng có một số giải pháp cam kết thu mua ổn định để DN yên tâm sản xuất, tạo chuỗi cung ứng phát triển lành mạnh, an toàn và có trách nhiệm.

Ông Phương cho rằng, tùy chiến lược kinh doanh, mỗi hệ thống, đơn vị có thể có yêu cầu khác nhau theo tiêu chuẩn riêng, nếu DN đáp ứng tốt các tiêu chí thì phải hỗ trợ tiêu thụ hàng.

“Hiện nay không có quy định nên nhà phân phối có thể từ chối bất cứ nhà cung cấp nào, dù DN có đạt quy chuẩn gì đi nữa. Nhưng với những yêu cầu quy chế tới đây được thông qua, DN, nhà cung cấp, phân phối có quyền phản ánh, khiếu nại tại sao DN đạt chuẩn như vậy nhưng vẫn bị siêu thị từ chối”, ông Phương thông tin.

Điều kiện để bán hàng tại các hệ thống siêu thị sẽ được siết chặt, trách nhiệm của nhà cung cấp cũng cao hơn. Khi vi phạm chất lượng sẽ bị công khai thương hiệu, thu hẹp thị trường trên toàn bộ hệ thống. Các bên sẽ tiến tới thống nhất một chuẩn nhập hàng chung, khi DN đủ tiêu chuẩn vào một siêu thị nào đó, đương nhiên sẽ được ưu tiên đưa hàng vào các siêu thị còn lại trên địa bàn TP.HCM.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sơn La "gỡ khó" để phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn
Sơn La "gỡ khó" để phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn

VOV.VN - Sản lượng 182 nghìn tấn quả các loại của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 đã cơ bản tiêu thụ thuận lợi nhờ các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn.

Sơn La "gỡ khó" để phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn

Sơn La "gỡ khó" để phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn

VOV.VN - Sản lượng 182 nghìn tấn quả các loại của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 đã cơ bản tiêu thụ thuận lợi nhờ các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn.

Xây dựng cửa khẩu thông minh gắn với kiểm soát nông sản xuất nhập khẩu
Xây dựng cửa khẩu thông minh gắn với kiểm soát nông sản xuất nhập khẩu

VOV.VN - Để hỗ trợ thúc đẩy hoạt động nông sản xuất khẩu, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, cơ quan hải quan đã và đang tiếp tục xây dựng và nâng cao mô hình địa điểm kiểm tra hồ sơ tập trung.

Xây dựng cửa khẩu thông minh gắn với kiểm soát nông sản xuất nhập khẩu

Xây dựng cửa khẩu thông minh gắn với kiểm soát nông sản xuất nhập khẩu

VOV.VN - Để hỗ trợ thúc đẩy hoạt động nông sản xuất khẩu, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, cơ quan hải quan đã và đang tiếp tục xây dựng và nâng cao mô hình địa điểm kiểm tra hồ sơ tập trung.

Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam
Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam

VOV.VN - Ngày 18/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức “Hội thảo tham vấn về hoàn thiện chính sách pháp luật xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam”.

Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam

Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam

VOV.VN - Ngày 18/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức “Hội thảo tham vấn về hoàn thiện chính sách pháp luật xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam”.

Lâm Đồng đẩy mạnh sản xuất cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu
Lâm Đồng đẩy mạnh sản xuất cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu

VOV.VN - Đẩy mạnh sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết phát triển theo chuỗi nông sản toàn cầu thân thiện với môi trường, sản phẩm cà phê của tỉnh Lâm Đồng đã ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Lâm Đồng đẩy mạnh sản xuất cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu

Lâm Đồng đẩy mạnh sản xuất cà phê theo chuỗi nông sản toàn cầu

VOV.VN - Đẩy mạnh sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ có truy xuất nguồn gốc và liên kết phát triển theo chuỗi nông sản toàn cầu thân thiện với môi trường, sản phẩm cà phê của tỉnh Lâm Đồng đã ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và xuất khẩu.