Giảm dần mức phí để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

VOV.VN - "Các ngân hàng nên giảm dần mức phí để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt", đó là đề nghị của nhiều đại biểu tại hội thảo 'Tiến đến quốc gia không tiền mặt" diễn ra sáng nay (19/11), do Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước và Báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức.

Tham dự hội thảo có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qua đại dịch Covid-19, thói quen dùng tiền mặt của người dân dần thay đổi, việc chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến. 9 tháng qua, tổng lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng gần 1,9% và tăng hơn 42% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Số lượng khách hàng thanh toán qua Internet tăng hơn 51% và tăng 29% về giá trị. Riêng kênh thanh toán qua điện thoại di động tăng 76% về số lượng và tăng 88% về giá trị.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thanh toàn không dùng tiền mặt trên cơ sở ứng dụng công nghệ, tạo thuận lợi cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng để thúc đẩy xã hội không dùng tiền mặt, các ngân hàng phải có sự liên kết đồng bộ trong phương thức thanh toán; mức phí thanh toán cần hợp lý hơn, theo hướng giảm dần. Mặt khác, các điểm kết nối và đối tác kết nối hiện nay chưa tạo thuận lợi cho khách hàng khi thanh toán, cần phải khắc phục. Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường truyền thông để người sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt yên tâm về tính an toàn, bảo mật. Các ngân hàng có thể lồng ghép nhiều tiện ích vào dịch vụ thanh toán để thu hút người dùng.

Theo ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM, nếu các ngân hàng, đối tác áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt mức phí bằng 0% thì sẽ khuyến khích nhiều người sử dụng phương thức này. Đồng thời nên có những chính sách thuế khấu trừ đầu vào, đầu ra tạo điều kiện cho giao dịch không dùng tiền mặt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội kích hoạt “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021”
Hà Nội kích hoạt “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021”

VOV.VN - Sáng nay (5/11), Lễ kích hoạt sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021” đã diễn ra với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực và người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Hà Nội kích hoạt “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021”

Hà Nội kích hoạt “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021”

VOV.VN - Sáng nay (5/11), Lễ kích hoạt sự kiện “Ngày không dùng tiền mặt năm 2021” đã diễn ra với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực và người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Đề án thanh toán không dùng tiền mặt: 80% người dân phải có tài khoản giao dịch ngân hàng
Đề án thanh toán không dùng tiền mặt: 80% người dân phải có tài khoản giao dịch ngân hàng

VOV.VN - Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025, 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.

Đề án thanh toán không dùng tiền mặt: 80% người dân phải có tài khoản giao dịch ngân hàng

Đề án thanh toán không dùng tiền mặt: 80% người dân phải có tài khoản giao dịch ngân hàng

VOV.VN - Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025, 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác.

Đặt mục tiêu năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP
Đặt mục tiêu năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP

VOV.VN - Mục tiêu tổng quát của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 là nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao.

Đặt mục tiêu năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP

Đặt mục tiêu năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP

VOV.VN - Mục tiêu tổng quát của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 là nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao.