Giám đốc IMF: Khả năng sẽ có quốc gia rơi vào suy thoái

VOV.VN - Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Kristalina Georgieva ngày 3/10 khẳng định, có thể tránh được suy thoái toàn cầu nếu chính sách tài khóa của các chính phủ nhất quán với việc thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng có khả năng sẽ có những quốc gia rơi vào suy thoái vào năm tới.

Cũng theo đại diện IMF, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều thành phần trong xã hội. Các chính sách tài khóa hỗ trợ người dân một cách bừa bãi thông qua giảm giá năng lượng và trợ cấp đang đi ngược lại các mục đích của chính sách tiền tệ.

“Chúng tôi cần các ngân hàng trung ương hành động một cách quyết đoán. Chúng tôi nhận thấy tác động từ giá năng lượng và lương thực đến lạm phát cơ bản ở nhiều quốc gia, nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Mà điều này cũng rất tệ đối với những người nghèo. Hãy tưởng tượng lạm phát giống như một loại thuế đánh vào người nghèo" - bà Kristalina Georgiev cho biết.

Bà Kristalina Georgieva kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cần hết sức thận trọng trong các chính sách của mình, đặc biệt lưu ý đến tác động lan tỏa đối với phần còn lại của thế giới.

Hôm qua, một cơ quan của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra từ nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do chính sách tiền tệ gây ra đối với các nước đang phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Bóng ma” suy thoái bao trùm các thị trường toàn cầu
“Bóng ma” suy thoái bao trùm các thị trường toàn cầu

VOV.VN - Đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine khiến giá nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu leo thang, làm gia tăng áp lực lạm phát lên các chính phủ.

“Bóng ma” suy thoái bao trùm các thị trường toàn cầu

“Bóng ma” suy thoái bao trùm các thị trường toàn cầu

VOV.VN - Đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine khiến giá nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu leo thang, làm gia tăng áp lực lạm phát lên các chính phủ.

Kinh tế toàn cầu trước “mối lo kép” lạm phát và suy thoái
Kinh tế toàn cầu trước “mối lo kép” lạm phát và suy thoái

VOV.VN - Xung đột ở Ukraine khiến giá nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu leo thang, làm gia tăng áp lực lạm phát lên các chính phủ.

Kinh tế toàn cầu trước “mối lo kép” lạm phát và suy thoái

Kinh tế toàn cầu trước “mối lo kép” lạm phát và suy thoái

VOV.VN - Xung đột ở Ukraine khiến giá nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu leo thang, làm gia tăng áp lực lạm phát lên các chính phủ.

Covid-19 sẽ đẩy kinh tế toàn cầu vào thời kỳ suy thoái sâu sắc
Covid-19 sẽ đẩy kinh tế toàn cầu vào thời kỳ suy thoái sâu sắc

VOV.VN - “Đại dịch Covid-19 sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào thời kỳ suy thoái sâu sắc nhất kể từ sau thời kỳ “Đại suy thoái” - nhận định của IMF.

Covid-19 sẽ đẩy kinh tế toàn cầu vào thời kỳ suy thoái sâu sắc

Covid-19 sẽ đẩy kinh tế toàn cầu vào thời kỳ suy thoái sâu sắc

VOV.VN - “Đại dịch Covid-19 sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào thời kỳ suy thoái sâu sắc nhất kể từ sau thời kỳ “Đại suy thoái” - nhận định của IMF.

IMF nâng tỷ trọng tiền Trung Quốc trong rổ tiền tệ
IMF nâng tỷ trọng tiền Trung Quốc trong rổ tiền tệ

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây quyết định tăng tỷ trọng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) trong rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), một tài sản dự trữ quốc tế.

IMF nâng tỷ trọng tiền Trung Quốc trong rổ tiền tệ

IMF nâng tỷ trọng tiền Trung Quốc trong rổ tiền tệ

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây quyết định tăng tỷ trọng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) trong rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), một tài sản dự trữ quốc tế.

IMF hạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,6%
IMF hạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,6%

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc trong năm 2022 và 2023, chỉ đạt khoảng 3,6%, thấp hơn mức đưa ra hồi đầu năm nay.

IMF hạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,6%

IMF hạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,6%

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc trong năm 2022 và 2023, chỉ đạt khoảng 3,6%, thấp hơn mức đưa ra hồi đầu năm nay.