Giao thương với Trung Quốc, Việt Nam cần tạo ra hệ sinh thái ngành hàng

VOV.VN - Thành công của hợp tác giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ dừng ở việc buôn bán có lãi một vài chuyến, mà cần phải tạo ra một hệ sinh thái ngành hàng.

Sáng nay (14/2), Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị thúc đẩy giao thương nông, thủy sản Việt - Trung nhằm thích ứng với những yêu cầu mới của thị trường. Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị.

Thời gian qua, Việt Nam luôn là một trong những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc. Riêng trong lĩnh vực nông thủy sản, năm ngoái tổng kim ngạch xuất nhập giữa hai nước đạt 14,2 tỷ USD, tăng gần 13% so với năm 2021. Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) cho rằng, Việt Nam trải dài trên 17 vĩ độ, với các vùng tiểu khí hậu, tập quán canh tác của các dân tộc tạo ra các sản phẩm chất lượng và mang tính đặc thù, đặc sản trên thế giới.

“Các Hiệp hội ngành hàng và DN cần phải phát huy được những sản phẩm chủ lực, đặc biệt là tạo dựng nên các sản phẩm chất lượng cao, giá trị gia tăng để có thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nói chung và hướng đến hơn 400 triệu người tiêu dùng tầng lớp trung lưu của Trung Quốc”, ông Tiệp nêu.

Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi khi tình hình thông quan hàng hóa nông sản qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung được cải thiện, có rất nhiều các khó khăn thách thức cần trao đổi, tháo gỡ như xu hướng giảm cầu, nhiều loại nông sản cần được xem xét xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; thông tin thị trường, thông quan chưa được cập nhật kịp thời, thương lái và DN chưa có sự kết nối chặt chẽ... 

Ông Nông Ngọc Trung, đại diện 1 DN đã có gần 30 năm xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc chia sẻ, nông sản Việt Nam từ xưa đến nay vẫn chủ yếu là xuất thô, xuất tươi nên thời gian tới rất cần đầu tư sâu vào chế biến. “Hệ thống sản xuất, chế biến nên hợp tác song phương với các đối tác, bạn hàng, chuỗi phân phối của Trung Quốc như siêu thị, trung tâm thương mại điện tử… để làm sao việc xuất khẩu vào nước bạn sẽ yên tâm hơn. Khi hàng hóa đảm bảo chất lượng, đảm bảo mã số vùng trồng, tiêu chuẩn chất lượng, mã đóng gói… xuất khẩu theo con đường chính ngạch chính là xu thế hiện nay”, ông Trung đề xuất.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Trung Quốc là đối tác thương mại truyền thống và lưu ý các Hiệp hội ngành hàng, DN quan tâm đến khách hàng nhiều hơn. Mỗi thị trường có một văn hóa, mỗi người tiêu dùng có một thói quen và nắm bắt được tâm lý tiêu dùng của khách hàng sẽ giúp DN Việt Nam sản xuất, xuất khẩu hiệu quả, bền vững.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng thành công của hợp tác giao thương không chỉ dừng ở việc buôn bán có lãi một vài chuyến, mà cần phải tạo ra một hệ sinh thái ngành hàng.

“Người nông dân nên bỏ dần tư duy buôn chuyến, bỏ từ buôn bán thương mại sang hợp tác song phương. Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao cùng các đơn vị liên quan cam kết sẽ làm mọi cách để thúc đẩy quan hệ hợp tác giao thương với Trung Quốc, định hình một chiến lược lâu dài trong trong hợp tác thương mại song phương với Trung Quốc, chuyển từ buôn bán sang hợp tác thương mại song phương, đó là chiến lược để cả 2 Bên có thể tận dụng cơ hội, bổ sung cho nhau”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ.

Khẳng định thị trường Trung Quốc là thị trường quan trọng của nông thủy sản Việt Nam, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần coi các Hiệp hội ngành hàng, DN là những người đồng hành, thay vì là đối tượng quản lý, bởi “doanh nghiệp có bền vững thì đất nước mới bền vững" và "thông qua giao thương kinh tế, Việt Nam muốn khẳng định là quốc gia sản xuất có trách nhiệm trên thế giới"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giao thương nông, thủy sản Việt - Trung phù hợp với bối cảnh mới
Giao thương nông, thủy sản Việt - Trung phù hợp với bối cảnh mới

VOV.VN - Tỉnh Lạng Sơn đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo đầu tư đồng bộ hạ tầng vùng biên giới, chú trọng ưu tiên lựa chọn một số khu vực cửa khẩu có tiềm năng, có điều kiện phát triển nhanh để tạo động lực và liên kết vùng trong hoạt động thương mại biên giới.   

Giao thương nông, thủy sản Việt - Trung phù hợp với bối cảnh mới

Giao thương nông, thủy sản Việt - Trung phù hợp với bối cảnh mới

VOV.VN - Tỉnh Lạng Sơn đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo đầu tư đồng bộ hạ tầng vùng biên giới, chú trọng ưu tiên lựa chọn một số khu vực cửa khẩu có tiềm năng, có điều kiện phát triển nhanh để tạo động lực và liên kết vùng trong hoạt động thương mại biên giới.   

Thương mại biên giới Việt-Lào phát triển chưa xứng với tiềm năng
Thương mại biên giới Việt-Lào phát triển chưa xứng với tiềm năng

VOV.VN - Vẫn còn một số hạn chế, khó khăn cần phải khắc phục như chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến, cơ sở hạ tầng, giao thông, logistics tại khu vực cửa khẩu chưa hiệu quả.

Thương mại biên giới Việt-Lào phát triển chưa xứng với tiềm năng

Thương mại biên giới Việt-Lào phát triển chưa xứng với tiềm năng

VOV.VN - Vẫn còn một số hạn chế, khó khăn cần phải khắc phục như chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến, cơ sở hạ tầng, giao thông, logistics tại khu vực cửa khẩu chưa hiệu quả.

Triển vọng hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới ASEAN
Triển vọng hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới ASEAN

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng từ trực tiếp sang trực tuyến.

Triển vọng hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới ASEAN

Triển vọng hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới ASEAN

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng từ trực tiếp sang trực tuyến.

Thương mại điện tử xuyên biên giới - cơ hội lớn để hàng Việt vào EU
Thương mại điện tử xuyên biên giới - cơ hội lớn để hàng Việt vào EU

VOV.VN - Với lợi thế kết nối trực tiếp từ người bán tới người tiêu dùng, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ mở rộng phạm vi nhóm hàng, sản phẩm và đối tượng bán hàng lớn hơn trước.

Thương mại điện tử xuyên biên giới - cơ hội lớn để hàng Việt vào EU

Thương mại điện tử xuyên biên giới - cơ hội lớn để hàng Việt vào EU

VOV.VN - Với lợi thế kết nối trực tiếp từ người bán tới người tiêu dùng, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ mở rộng phạm vi nhóm hàng, sản phẩm và đối tượng bán hàng lớn hơn trước.