GS. Võ Tòng Xuân lý giải về giá lúa tăng, giá gạo giảm... bất thường
VOV.VN-Theo GS. Võng Tòng Xuân, thương lái lo hạn hán, xâm nhập mặn làm hụt nguồn cung lúa gạo nên đẩy giá mua lúa, còn giá gạo giảm vì doanh nghiệp xả hàng.
Trung tâm Tin học và thống kê (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) mới có nhận định, giữa tháng 4/2016, giá xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục giảm. Hiện giá gạo 5% tấm chỉ còn hơn 370 USD một tấn, giảm 5 USD so với tháng 3/2016. Đây là hiện tượng không bình thường khi nhiều quốc gia đối thủ vẫn giữ giá xuất khẩu gạo ở mức cao, thậm chí tăng vọt. Trong khi đó giá lúa trong nước lại đang tăng. Sự “lạc điệu” này đang dồn đẩy người nông dân trồng lúa đối mặt với nhiều nguy cơ.
Về thực trạng này, phóng viên VOV.VN phỏng vấn GS. Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về lúa gạo tại Việt Nam, lý giải sự “không bình thường” này.
GS. Võ Tòng Xuân |
- Thưa Giáo sư, ông bình luận gì về thông tin giá gạo xuất khẩu của Việt Nam gần đây giảm trong bối cảnh giá lúa trong nước tăng, giá gạo một số nước trong khu vực cũng tăng?
GS. Võ Tòng Xuân: Đúng là trên thị trường gần đây có tình trạng đó. Nhưng cần nhìn rõ là, giá gạo Campuchia tăng là do gạo của họ chất lượng tốt hơn, thơm hơn, gạo có thương hiệu và đã được chứng nhận. Dù giá cao nhưng Campuchia xuất không nhiều, năm 2015 chỉ xuất khoảng 900 tấn. Còn gạo Thái Lan từ trước đến nay vốn có giá cao. Nay, thị trường này lại có loại gạo mới và thơm hơn thì giá cao hơn. Tuy nhiên, bản thân Thái Lan cũng có loại gạo cũ, tồn kho từ 2-3 năm mới đem ra bán nên giá thấp. Dẫu vậy thì giá gạo của Thái Lan vẫn cao hơn gạo Việt Nam.
Gạo Việt Nam phần lớn xuất khẩu mà không có thương hiệu (dù có một số loại gạo có thương hiệu như xuất khẩu giá khá cao, khoảng 2 - 3 USD/kg, nhưng lượng xuất không được nhiều, khoảng vài trăm kilogam). Còn lại, đại trà gạo Việt xuất đi không có thương hiệu, không truy xuất được nguồn gốc.
Thực trạng này do gạo Việt Nam xuất khẩu chủ yếu do thu gom của thương lái đánh bóng rồi bán, cho nên bán ra không được giá cao. Tất cả các công ty và thương lái quốc tế mua gạo Việt Nam không thương hiệu thì đều trừ vào giá gạo một khoản tiền nhất định từ 5-20 USD/tấn chi phí rủi ro về nguồn gốc xuất xứ.
- Điều này khiến nông dân Việt Nam đối mặt nguy cơ gì, thưa Giáo sư?
GS. Võ Tòng Xuân: Công ty xuất khẩu gạo bán ra giá thấp thì mua vào từ nông dân Việt Nam cũng giá thấp. Việc này thiệt hại thuộc về nông dân.
- Vậy người nông dân nước ta phải làm gì, thưa Giáo sư?
- Nhưng thưa Giáo sư, một mình nông dân không thể tự đem gạo đi xuất khẩu được?
GS. Võ Tòng Xuân: Đúng thế! Cùng với nông dân sản xuất gạo đạt chuẩn, thì các doanh nghiệp, công ty thu mua lúa, xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu. Ở vùng đó, khi trồng lúa phải theo quy trình, tiêu chuẩn cụ thể và phải được giám sát nghiêm túc. Khi sản phẩm gạo làm ra đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ thì chắc chắn sẽ được giá.
- Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, một phần do thị trường lúa gạo nước ta chưa minh bạch nên “được mùa rớt giá”, hay như vừa qua giá lúa tăng mà giá gạo lại giảm. Còn quan điểm của Giáo sư thế nào?
Còn lý do giá gạo xuất khẩu thấp trong khi giá thế giới vẫn tăng và giá lúa tăng, theo tôi, do người mua là thương lái quốc tế họ biết gạo của Việt Nam đa số không có nguồn gốc, các công ty xuất khẩu gạo thì tranh nhau bán ra để giảm tồn kho và giảm đọng vốn. Vì thế, người mua giảm giá.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm… bất thường
Rõ ràng, nguyên nhân quan trọng của việc tăng giá lúa, giảm giá gạo vừa qua do lượng lúa ở nguồn cung thị trường và trong kho của doanh nghiệp nhiều quá. Nếu thực sự thị trường thiếu nguồn cung, giá lúa sẽ còn tăng và không giảm trở lại như vừa qua. Khi đó, không doanh nghiệp nào dám bán ra gạo với giá rẻ đi, thậm chí họ phải tăng giá. Vì theo quy luật cung – cầu, nếu cung tăng cầu không tăng thì giá bán ra sẽ giảm, ngược lại, cung không tăng, thậm chí giảm mà cầu không đối, hoặc cầu tăng thì giá sẽ tăng thôi./.