Hà Nội đảm bảo cung ứng và ổn định giá mặt hàng thiết yếu

VOV.VN -Hà Nội sử dụng 318 tỷ đồng vốn ngân sách tạm ứng cho các doanh nghiệp, tập trung bình ổn 7 nhóm hàng thiết yếu.

Hiện nay, giá cả hàng hóa từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng chênh nhau rất nhiều lần vì nhiều khâu trung gian. Chương trình bình ổn giá cần hướng đến bình ổn khâu sản xuất, tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến bán lẻ để đưa đến người tiêu dùng với mức giá cả hợp lý.

Ý kiến này được đưa ra tại Hội nghị Cung cấp thông tin về cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá mặt hàng thiết yếu tại Hà Nội năm 2013 do Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội tổ chức hôm nay.

Phát biểu tại hội nghị, đại diện một số doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu tại Hà Nội cho biết, chương trình đang phát huy hiệu quả, nhất là vào dịp cao điểm hoặc sau đợt mưa bão, ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh dẫn đến thiếu nguồn cung rau quả, thực phẩm.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tiến Vượng - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty thương mại Hà Nội, hiện giá bán từ khâu sản xuất đến bán lẻ cuối cùng chênh nhau đến 70%- 100%, vì phát sinh nhiều khâu trung gian. Do đó cần tạo chuỗi liên kết từ nhà sản xuất đến bán lẻ để giảm bớt chi phí phân phối lưu thông, đưa đến người tiêu dùng giá cả hợp lý.

Năm 2013, thành phố Hà Nội sử dụng 318 tỷ đồng vốn ngân sách không tính lãi suất, tạm ứng cho các doanh nghiệp, tập trung bình ổn 7 nhóm hàng thiết yếu. Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, thành phố liên kết với các tỉnh lân cận như Hà Nam, Thái Bình… đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho Hà Nội từ nay đến cuối năm. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa thiết yếu từ các tỉnh đưa về Hà Nội để cung ứng kịp thời hàng hóa, tránh gián đoạn trong khâu lưu thông.

Ông Hồ Quốc Khánh, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương Hà Nội cho biết: “Trước khi thành phố Hà Nội giao vốn, các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng mua bán với nhà sản xuất tại các tỉnh, mua bán hàng hóa thường xuyên, mua tận gốc. Trừ chi phí vận chuyển, bảo quản, hàng đến tay người tiêu dùng với giá hợp lý hơn. Nếu không có chương trình này và nếu các doanh nghiệp không chủ động, thì giá sẽ bị tư thương độc quyền, lũng đoạn”.

Từ nay đến cuối năm, Sở Công thương và Sở Tài chính Hà Nội phối hợp tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các trường hợp đầu cơ hàng hóa gây sốt giá; Tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh lợi dụng tình hình biến động thị trường để tăng giá bất hợp lý, gây thiệt hại cho người tiêu dùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rau đội giá sau mưa bão
Rau đội giá sau mưa bão

VOV.VN - Mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là rau, do mưa lớn khiến nhiều vùng cung cấp rau ngập úng.

Rau đội giá sau mưa bão

Rau đội giá sau mưa bão

VOV.VN - Mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là rau, do mưa lớn khiến nhiều vùng cung cấp rau ngập úng.

Bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát cuối năm
Bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát cuối năm

VOV.VN - Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo các sở, ban ngành,doanh nghiệp kiên định mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm.

Bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát cuối năm

Bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát cuối năm

VOV.VN - Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo các sở, ban ngành,doanh nghiệp kiên định mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm.