Hà Nội đầu tư 1.640 tỷ đồng cho dạy nghề, giảm nghèo

Dự kiến, Hà Nội sẽ đào tạo nghề cho khoảng 100.000 lao động nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch việc làm...

Hà Nội sẽ đầu tư 1.640 tỷ đồng cho hai chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm-dạy nghề và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2013-2015.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015, Hà Nội sẽ đầu tư gần 740 tỷ đồng để tập trung triển khai sáu dự án liên quan, trong đó có 197 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và gần 534 tỷ đồng ngân sách thành phố.

(ảnh: Nhà báo & Công luận)
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, chương trình đã đưa ra mục tiêu cụ thể là hỗ trợ phát triển 19 nghề trọng điểm ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Trước mắt, chương trình tập trung hoàn thành bốn nghề nhằm góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% vào năm 2015, gồm các nghề quốc tế của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, nghề khu vực của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, nghề khu vực của Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội. Đồng thời, Chương trình cũng đầu tư xây dựng các Trung tâm dạy nghề thuộc các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai.

Dự kiến, Hà Nội sẽ đào tạo nghề cho khoảng 100.000 lao động nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch việc làm; các trung tâm giải quyết việc làm cho trên 30% số lao động; hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cho 1.200 lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số và lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, sinh sống tại địa phương trong độ tuổi lao động, đủ điều kiện và có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bên cạnh đó, thành phố sẽ hỗ trợ tạo việc làm cho 78.800 lao động thông qua các dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, nghiệp vụ cho 150 giáo viên dạy nghề ở nước ngoài.

Về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2013-2015, thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện cho các hộ vươn lên mức sống khá; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2% vào cuối năm 2015.

Cũng theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, chương trình này được thực hiện trong phạm vi toàn thành phố, ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với các dự án chính như hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi; nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình khoảng hơn 900 tỷ đồng từ ngân sách thành phố./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dạy nghề cho nông dân và bài toán “đầu ra”
Dạy nghề cho nông dân và bài toán “đầu ra”

(VOV) -Để Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả, cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp và đầu tư của trường nghề.

Dạy nghề cho nông dân và bài toán “đầu ra”

Dạy nghề cho nông dân và bài toán “đầu ra”

(VOV) -Để Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả, cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp và đầu tư của trường nghề.

Dạy nghề cho hơn 267.000 lao động nông thôn
Dạy nghề cho hơn 267.000 lao động nông thôn

86% địa phương đạt tỷ lệ trên 70% người lao động có việc làm sau học nghề.

Dạy nghề cho hơn 267.000 lao động nông thôn

Dạy nghề cho hơn 267.000 lao động nông thôn

86% địa phương đạt tỷ lệ trên 70% người lao động có việc làm sau học nghề.

Tiếp tục coi dạy nghề là một giải pháp quan trọng
Tiếp tục coi dạy nghề là một giải pháp quan trọng

Phó Thủ tướng yêu cầu trong năm 2012 và thời gian tới phải tiếp tục coi dạy nghề cho lao động nông thôn là một giải pháp quan trọng, thực hiện đồng bộ với việc quy hoạch nông thôn, xây dựng nông thôn mới...

Tiếp tục coi dạy nghề là một giải pháp quan trọng

Tiếp tục coi dạy nghề là một giải pháp quan trọng

Phó Thủ tướng yêu cầu trong năm 2012 và thời gian tới phải tiếp tục coi dạy nghề cho lao động nông thôn là một giải pháp quan trọng, thực hiện đồng bộ với việc quy hoạch nông thôn, xây dựng nông thôn mới...

Tăng cường hợp tác, tạo đột phá chất lượng dạy nghề
Tăng cường hợp tác, tạo đột phá chất lượng dạy nghề

(VOV)-Đây là một trong các nội dung Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tại hội nghị về đào tạo nghề tại Việt Nam, sáng 10/10.

Tăng cường hợp tác, tạo đột phá chất lượng dạy nghề

Tăng cường hợp tác, tạo đột phá chất lượng dạy nghề

(VOV)-Đây là một trong các nội dung Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tại hội nghị về đào tạo nghề tại Việt Nam, sáng 10/10.