Hạn chế “đội vốn” trong đầu tư công bằng cách nào?

VOV.VN - Giải pháp tối ưu là các cấp thực hiện nghiêm túc đúng quy định và tăng cường phản biện độc lập trong lựa chọn quyết định đầu tư...

Trao đổi với báo chí về các dự án đầu tư bị "đội vốn” so với mức đầu tư được phê duyệt ban đầu, ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính cho biết pháp luật đã có đầy đủ các quy định cụ thể.

Theo ông Tuấn Anh, pháp luật về đầu tư và xây dựng hiện hành (Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng) đã quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp trong lập, thẩm định và quyết định đầu tư dự án; đồng thời cũng đã quy định rõ điều kiện được điều chỉnh dự án. Đối với đầu tư công, Bộ trưởng và Chủ tịch UBND là người quyết định đầu tư.

Cần có phân tích đánh giá cụ thể đối với từng dự án đầu tư công để xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Do vậy, quá trình thực hiện nếu có điều chỉnh không đúng thì trách nhiệm đầu tiên thuộc chủ đầu tư, cơ quan thẩm định và người phê duyệt điều chỉnh; các cá nhân, tổ chức nào sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ông Tuấn Anh cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến "đội vốn", có thể do khách quan và chủ quan. Với các nguyên nhân khách quan theo luật định thì việc điều chỉnh dự án và tăng vốn là cần thiết.

Đối với các nguyên nhân chủ quan cần có phân tích đánh giá cụ thể đối với từng dự án để xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện, từ đó quy đúng trách nhiệm.

Song có thể nhận định một số nguyên nhân như chất lượng khâu lập dự án ban đầu kém, dự án được lập sơ sài, thiếu thực tế (khảo sát, lập dự án); chất lượng thẩm định không cao; khâu tổ chức thực hiện không đồng bộ dẫn đến kéo dài thời gian (giải phóng mặt bằng chậm, vốn bố trí không đủ, nhà thầu không đủ năng lực, thi công kéo dài...); thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, thực hiện của các cấp quản lý, theo dõi và thực hiện.

Theo ông Tuấn Anh, giải pháp tối ưu lúc này là các cấp thực hiện nghiêm túc đúng quy định. Bên cạnh đó cần tăng cường phản biện độc lập trong lựa chọn quyết định đầu tư. Đặc biệt, tăng cường giám sát, kiểm tra nghiêm túc, chế tài xử lý mạnh và ngay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phải luân chuyển cán bộ trì trệ, “ngâm” hồ sơ giải ngân đầu tư công
Phải luân chuyển cán bộ trì trệ, “ngâm” hồ sơ giải ngân đầu tư công

VOV.VN -Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu phải luân chuyển những cán bộ thiếu trách nhiệm, trì trệ, ngâm hồ sơ giải ngân đầu tư công.

Phải luân chuyển cán bộ trì trệ, “ngâm” hồ sơ giải ngân đầu tư công

Phải luân chuyển cán bộ trì trệ, “ngâm” hồ sơ giải ngân đầu tư công

VOV.VN -Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu phải luân chuyển những cán bộ thiếu trách nhiệm, trì trệ, ngâm hồ sơ giải ngân đầu tư công.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm gây lãng phí 3 lần
Giải ngân vốn đầu tư công chậm gây lãng phí 3 lần

VOV.VN - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm chạp, không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, mà còn gia tăng áp lực trả nợ.

Giải ngân vốn đầu tư công chậm gây lãng phí 3 lần

Giải ngân vốn đầu tư công chậm gây lãng phí 3 lần

VOV.VN - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm chạp, không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, mà còn gia tăng áp lực trả nợ.

Cần xử lý nghiêm người ra quyết định đầu tư công sai, gây lãng phí
Cần xử lý nghiêm người ra quyết định đầu tư công sai, gây lãng phí

VOV.VN - Để sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, cần rà soát  và xử lý nghiêm những quyết định đầu tư chủ trương sai, gây hậu quả nghiêm trọng, lãng phí.

Cần xử lý nghiêm người ra quyết định đầu tư công sai, gây lãng phí

Cần xử lý nghiêm người ra quyết định đầu tư công sai, gây lãng phí

VOV.VN - Để sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, cần rà soát  và xử lý nghiêm những quyết định đầu tư chủ trương sai, gây hậu quả nghiêm trọng, lãng phí.