Hàng giả giá rẻ được sản xuất ngay tại khu công nghiệp và làng nghề

VOV.VN - Hàng giả không đòi hỏi kỹ thuật cao, mẫu mã đơn giản, giá rẻ thường được sản xuất ngay trong nước, tại các khu công nghiệp, làng nghề.

Thông tin từ Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của Cục Quản lý thị trường (QLTT- Bộ Công Thương) ngày 2/8 cho thấy, trong 6 tháng qua, tình hình buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp.

Theo ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Cục QLTT, phương thức hoạt động của các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi hơn bằng cách vận chuyển hàng hoá trên xe ô tô cá nhân, sử dụng nhiều loại phương tiện khác nhau, thiết kế hầm bí mật trên xe, nguỵ trang hàng lậu, hàng cấm lẫn với hàng hoá khác, chia nhỏ hàng hoá để vận chuyển nhiều lần, thường xuyên thay đổi tuyến đường, địa bàn hoạt động…

Hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, quần áo, đồ thời trang, đồ gia dụng, điện tử-điện máy, hàng tiêu dùng, phân bón, xe đạp điện, xe máy điện...

“Các lực lượng chức năng trong đó có lực lượng QLTT phải tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, do hàng hoá có chất lượng không cao, giá thành rẻ, gia công với chi phí thấp nên tình trạng này vẫn chưa ngăn chặn được triệt để”, ông Ngọc cho biết.

Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương.
Nhận định về xu hướng sản xuất buôn bán hàng giả, ông Ngọc chỉ rõ, đối với hàng hoá đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, khó gia công, các đối tượng thường đặt sản xuất, gia công ở nước ngoài sau đó chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Đối với hàng hoá không đòi hỏi kỹ thuật cao, mẫu mã đơn giản, giá rẻ phù hợp với một bộ phận dân số thu nhập thấp thường được sản xuất ngay trong nước, tại các khu công nghiệp, làng nghề sau đó được trà trộn với hàng thật hoặc đưa về vùng sâu, vùng xa tiêu thụ.

“Một số hàng hoá có dấu hiệu giả các nhãn hiệu nổi tiếng bày bán công khai nhưng khó xử lý vì không có chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam, hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu không tích cực hợp tác. Hoạt động buôn bán hàng qua mạng Internet diễn ra rất phổ biến nhưng chưa được kiểm soát hiệu quả, hàng giả, hàng kém chất lượng bị trà trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng…”, ông Ngọc nói.  

Tạo điều kiện tốt hơn cho lực lượng QLTT

Để xử lý có hiệu quả hơn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ông Ngọc cho rằng, lực lượng QLTT tiếp tục nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để đấu tranh ngăn chặn.

Trong đó, lực lượng QLTT chủ động phối hợp xây dựng, triển khai đồng bộ các phương án, chuyên đề, kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

“Lực lượng QLTT kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm bổ sung biên chế, kinh phí, trang thiết bị, trụ sở làm việc cho lực lượng QLTT để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong tình hình mới”, ông Ngọc đề xuất và cho rằng, các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc rà soát, sửa đổi, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT.

Đặc biệt, ông Ngọc kiến nghị, Bộ Tư pháp cần chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sớm hoàn thành tổng kết Luật Xử lý vi phạm hành chính và đề xuất sửa đổi, bổ sung khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định của Luật Cử lý vi phạm hành chính.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương – ông Đỗ Thắng Hải, Ủy Ban thường vụ Quốc hội vừa phê chuẩn, thông qua Pháp lệnh quản lý thị trường. Đây là văn bản luật sau 60 năm hoạt động Lực lượng QLTT mới có với 100% số phiếu. Cùng với đó, ngày 18/8/2017, Thủ tướng cũng đã ký Nghị định 98 quy định chức năng quyền hạn của Bộ Công Thương, trong đó có chức năng nhiệm vụ của Cục QLTT.

“Nghị định 98  là cơ sở, tạo điều kiện tốt hơn cho Cục QLTT, nhất là thực tế trong gần 1 năm qua, Cục QLTT và Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan chức năng, các bộ ngành liên quan khác…theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ đã từng bước hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, cũng cần phải tổng kết lại những gì làm được và chưa làm được, từ đó tăng cường sự liên kết giữa các cấp, các ngành và các địa phương từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng QLTT trong tình hình mới”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chế tài xử phạt vi phạm quá nhẹ nên hàng giả hoành hành
Chế tài xử phạt vi phạm quá nhẹ nên hàng giả hoành hành

VOV.VN - Doanh nghiệp cần thiết phải có quy chế bảo mật những tài sản trí tuệ, bí quyết kinh doanh thông tin khách hàng và hệ thống phân phối.

Chế tài xử phạt vi phạm quá nhẹ nên hàng giả hoành hành

Chế tài xử phạt vi phạm quá nhẹ nên hàng giả hoành hành

VOV.VN - Doanh nghiệp cần thiết phải có quy chế bảo mật những tài sản trí tuệ, bí quyết kinh doanh thông tin khách hàng và hệ thống phân phối.

Quản lý thị trường TPHCM phát hiện nhiều cơ sở vi phạm
Quản lý thị trường TPHCM phát hiện nhiều cơ sở vi phạm

VOV.VN - Ngày đầu ra quân, quản lý thị trường TPHCM thu giữ gần 129.000 sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc đông y vi phạm, trị giá hơn 500 triệu đồng.

Quản lý thị trường TPHCM phát hiện nhiều cơ sở vi phạm

Quản lý thị trường TPHCM phát hiện nhiều cơ sở vi phạm

VOV.VN - Ngày đầu ra quân, quản lý thị trường TPHCM thu giữ gần 129.000 sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc đông y vi phạm, trị giá hơn 500 triệu đồng.

Từ vụ Khaisilk, Con Cưng: Trách nhiệm nhà quản lý thị trường ở đâu?
Từ vụ Khaisilk, Con Cưng: Trách nhiệm nhà quản lý thị trường ở đâu?

VOV.VN - Những vụ việc như Khaisilk hay dấu hiệu sai phạm của Con Cưng đã ít nhiều làm giảm uy tín với người tiêu dùng về sản phẩm, thương hiệu Việt.

Từ vụ Khaisilk, Con Cưng: Trách nhiệm nhà quản lý thị trường ở đâu?

Từ vụ Khaisilk, Con Cưng: Trách nhiệm nhà quản lý thị trường ở đâu?

VOV.VN - Những vụ việc như Khaisilk hay dấu hiệu sai phạm của Con Cưng đã ít nhiều làm giảm uy tín với người tiêu dùng về sản phẩm, thương hiệu Việt.