Hàng truyền thống 'chiếm sóng' thị trường đồ chơi Trung Thu

Gần 1 tháng nữa là đến Tết Trung Thu, các mặt hàng đồ chơi truyền thống như đèn lồng, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi… hiện đang chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng hơn so với đồ chơi nhập ngoại.

Gần một tháng nữa mới đến Tết Trung Thu nhưng trên các tuyến phố lớn chuyên kinh doanh đồ chơi ở Hà Nội như Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can (quận Hoàn Kiếm) đã tràn ngập sắc đỏ của các món đồ như mặt nạ, trống, đèn lồng ông sao… Khách đến mua sắm cũng vô cùng nhộn nhịp.

Năm nay các loại đồ chơi truyền thống, đồ chơi làm thủ công trong nước có lợi thế hơn hẳn so với đồ chơi hiện đại, chiếm tới 70-80% các gian hàng. Một số tiểu thương phố Hàng Mã cho biết nhiều năm gần đây, các phụ huynh có xu hướng lựa chọn mặt hàng truyền thống cho con em mình trong dịp Trung Thu vì gần gũi văn hóa và an toàn.

“Một chiếc mặt nạ Trung Quốc có giá khoảng 10.000 đồng nhưng phụ huynh cũng không mấy mặn mà. Một chiếc mặt nạ giấy bồi của Việt Nam sản xuất có giá 25.000 đồng, đắt hơn gấp đôi nhưng bán được nhiều hơn,” chị Lan, một chủ hàng kinh doanh chia sẻ.

Theo khảo sát, so với năm trước thì mẫu mã đồ chơi năm nay không có nhiều thay đổi, giá thành cũng ổn định, không tăng.

Cụ thể, đèn ông sao có giá từ 15.000-70.000 đồng/chiếc, mặt nạ giấy bồi 20.000-25.000 đồng/chiếc, trống từ 10.000-150.000 đồng/chiếc, đèn lồng giấy phát nhạc từ 50.000-70.000 đồng/chiếc, đèn kéo quân 100.000-250.000 đồng/chiếc, đầu lân từ 200.000-700.000 đồng/chiếc tùy vào kích cỡ.

Bên cạnh bán đèn, trống thì nhiều cửa hàng cũng bán giấy kính và khuôn để các bậc phụ huynh mua về cho con trẻ trải nghiệm việc tự tay làm đèn ông sao, giá của combo này dao động từ 15.000-30.000 đồng…

Có mặt trên phố Hàng Mã, chị Hoàng Nhân (quận Ba Đình) mua một chiếc mặt nạ giấy bồi hình con mèo giá 25.000 đồng cho cậu con trai đi cùng. Chị cho biết đồ chơi truyền thống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các chất liệu từ giấy, tre, nứa… gần gũi thiên nhiên, đảm bảo an toàn cho con, hơn nữa mẫu mã sản phẩm cũng đã có nhiều cải tiến, không thua kém hàng ngoại nhập.

Đồng quan điểm, anh Cường, một phụ huynh khác cho rằng đồ chơi truyền thống còn có ý nghĩa giáo dục cho trẻ em văn hóa Việt Nam, giúp trẻ em hiểu được cội nguồn, ý nghĩa Tết Trung Thu.

“Những đồ chơi hiện đại tôi sẽ dành các dịp khác để tặng con. Vào Tết Trung Thu, tôi muốn mua cho con những món đồ chơi truyền thống để dạy con về văn hóa xưa Việt Nam. Đó là nét đẹp cần gìn giữ,” anh Cường nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ nhân Trần Văn Bản hơn 40 năm miệt mài với khuôn bánh Trung thu truyền thống
Nghệ nhân Trần Văn Bản hơn 40 năm miệt mài với khuôn bánh Trung thu truyền thống

VOV.VN - Hơn 40 năm qua, nghệ nhân Trần Văn Bản (xã Thượng Cung, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn vững tay đẽo đục, giữ nghề làm khuôn bánh Trung thu truyền thống bằng gỗ.

Nghệ nhân Trần Văn Bản hơn 40 năm miệt mài với khuôn bánh Trung thu truyền thống

Nghệ nhân Trần Văn Bản hơn 40 năm miệt mài với khuôn bánh Trung thu truyền thống

VOV.VN - Hơn 40 năm qua, nghệ nhân Trần Văn Bản (xã Thượng Cung, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn vững tay đẽo đục, giữ nghề làm khuôn bánh Trung thu truyền thống bằng gỗ.

Thị trường bánh Trung thu tại TP.HCM bắt đầu sôi động
Thị trường bánh Trung thu tại TP.HCM bắt đầu sôi động

VOV.VN - Gần 1 tháng nữa mới đến tết Trung thu, nhưng thị trường bánh Trung thu ở TP.HCM đã bắt đầu sôi động. Bánh năm nay nhiều mẫu mã, hương vị mới và sức mua khá tốt.

Thị trường bánh Trung thu tại TP.HCM bắt đầu sôi động

Thị trường bánh Trung thu tại TP.HCM bắt đầu sôi động

VOV.VN - Gần 1 tháng nữa mới đến tết Trung thu, nhưng thị trường bánh Trung thu ở TP.HCM đã bắt đầu sôi động. Bánh năm nay nhiều mẫu mã, hương vị mới và sức mua khá tốt.

Nghệ nhân làm khuôn bánh Trung thu bằng gỗ cuối cùng ở Hà Nội
Nghệ nhân làm khuôn bánh Trung thu bằng gỗ cuối cùng ở Hà Nội

VOV.VN - Hơn 40 năm qua, ông Bản vẫn miệt mài, lặng lẽ bảo tồn truyền thống làm khuôn bánh Trung thu bằng gỗ dù cả làng đã bỏ và chuyển đổi sang làm nghề khác.

Nghệ nhân làm khuôn bánh Trung thu bằng gỗ cuối cùng ở Hà Nội

Nghệ nhân làm khuôn bánh Trung thu bằng gỗ cuối cùng ở Hà Nội

VOV.VN - Hơn 40 năm qua, ông Bản vẫn miệt mài, lặng lẽ bảo tồn truyền thống làm khuôn bánh Trung thu bằng gỗ dù cả làng đã bỏ và chuyển đổi sang làm nghề khác.