Hành trình đưa thương mại Việt Nam - G7 chạm mốc 95 tỷ USD

G7 là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong đó Mỹ và Nhật Bản là các thành viên chủ chốt...

Tổng cục Hải quan cho biết, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và nhóm 7 nước công nghiệp phát triển, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Canada, Hoa Kỳ (G7) đã có những bước phát triển vượt bậc. G7 đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay, trong đó Mỹ và Nhật Bản là các thành viên chủ chốt.

Quan hệ thương mại Việt Nam - G7 trong 10 năm qua – (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, giao thương giữa Việt Nam - G7 đã có bước nhảy vọt trong giai đoạn 10 năm (2006-2015).

Xuất nhập khẩu của Việt Nam với nhóm nước G7 trong 10 năm trở lại đây cũng tăng trưởng mạnh từ 25,3 tỷ USD năm 2006 lên 95,42 tỷ USD năm 2015, tăng trưởng bình quân 17,1% mỗi năm.

Cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và nhóm nước G7 cũng luôn đạt mức thặng dư cao. Trong giai đoạn 2006 đến năm 2015, tổng thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam với nhóm nước G7 đạt 192,54 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt mức thặng dư 19,25 tỷ USD. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2016 mức thặng dư là 13,21 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu của Việt Nam với nhóm các nước G7 trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt 30,73 tỷ USD, chiếm 29,4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Cụ thể, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang nhóm nước G7 cũng tăng trưởng mạnh, trong đó 4 tháng đầu năm 2016 đạt 21,97 tỷ USD, chiếm 41,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Nếu như năm 2006 xuất khẩu của Việt Nam sang nhóm nước G7 là 17,58 tỷ USD thì đến năm 2015 kim ngạch đã đạt hơn 66 tỷ USD - tăng gần 3,8 lần so với năm 2006.

Nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ nhóm nước G7 trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt kim ngạch 8,76 tỷ USD, chiếm 17,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước. 

Nhập khẩu hàng hóa xuất xứ từ nhóm nước G7 cũng đạt mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây, năm 2006 là 7,73 tỷ USD, đến năm 2015 là 29,26 tỷ USD, tăng 3,8 lần trong 10 năm qua.

Trong đó, tính đến năm 2015, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam với kim ngạch vượt 41 tỷ USD. Trong quan hệ này, Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu khác hẳn với quan hệ thương mại với Trung Quốc khi luôn đóng vai nước nhập siêu lớn.

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật 4 tháng năm 2016 – (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh xuất nhập khẩu Việt Nam và Nhật Bản trong 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao, bình quân mỗi năm tăng trưởng 13,9%. 

Năm 2006 thương mại hai chiều đạt mức 9,93 tỷ USD đến năm 2015 đã tăng gấp gần 3 lần, đạt kim ngạch 28,49 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong vòng hơn 10 năm trở lại đây - từ năm 2006 đến 4 tháng đầu năm 2016, tổng cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư với Nhật Bản lên tới 3,59 tỷ USD. Đặc biệt từ năm 2012 đến 2014 luôn đạt mức thặng dư cao, như năm 2013 thặng dư 2,02 tỷ USD, năm 2014 thặng dư 1,77 tỷ USD.

Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản là dệt may, thủy sản, dày dép, đồ gỗ và các nguyên liệu thô trong khi đó nhập về các loại máy móc thiết bị công nghệ cao, ôtô và điện tử…

Hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản 4 tháng năm 2016 – (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Mới đây khi tham gia hội nghị cấp cao G7 mở rộng tại Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn  Xuân Phúc đã đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược với G7 và Nhật Bản. Theo đó, hai bên sẽ tăng cường hợp tác về hạ tầng giao thông, hàng không, công nghệ cao… 

Thủ tướng đề nghị các nước G7 giúp đỡ Việt Nam về vốn ODA và ủng hộ Việt Nam tiếp cận nguồn vốn IDA (lãi suất thấp) sau năm 2017./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trông mong gì từ các tham tán thương mại Việt Nam?
Trông mong gì từ các tham tán thương mại Việt Nam?

VOV.VN - Một số thương vụ chưa thực sự tích cực trong hoạt động xúc tiến thương mại, bên cạnh đó còn gặp khó khăn về nguồn kinh phí.

Trông mong gì từ các tham tán thương mại Việt Nam?

Trông mong gì từ các tham tán thương mại Việt Nam?

VOV.VN - Một số thương vụ chưa thực sự tích cực trong hoạt động xúc tiến thương mại, bên cạnh đó còn gặp khó khăn về nguồn kinh phí.

Hội nghị G7 tập trung giải quyết rủi ro mới của kinh tế thế giới
Hội nghị G7 tập trung giải quyết rủi ro mới của kinh tế thế giới

VOV.VN - Lãnh đạo các nước G7 nhấn mạnh rằng, cần phải tăng cường liên kết nhằm thực hiện một cách linh hoạt các chiến lược tài chính.

Hội nghị G7 tập trung giải quyết rủi ro mới của kinh tế thế giới

Hội nghị G7 tập trung giải quyết rủi ro mới của kinh tế thế giới

VOV.VN - Lãnh đạo các nước G7 nhấn mạnh rằng, cần phải tăng cường liên kết nhằm thực hiện một cách linh hoạt các chiến lược tài chính.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng, tổ chức tại tỉnh Mie, Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh 7 nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng, tổ chức tại tỉnh Mie, Nhật Bản.

Tổng Bí thư dự Diễn đàn hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam - Nhật Bản
Tổng Bí thư dự Diễn đàn hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam - Nhật Bản

VOV.VN -Tổng Bí thư: Diễn đàn hợp tác đầu tư, thương mại và lao động Việt Nam - Nhật Bản là bằng chứng thuyết phục cho thấy tiềm năng hợp tác to lớn giữa Việt Nam - Nhật Bản

Tổng Bí thư dự Diễn đàn hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Tổng Bí thư dự Diễn đàn hợp tác đầu tư, thương mại Việt Nam - Nhật Bản

VOV.VN -Tổng Bí thư: Diễn đàn hợp tác đầu tư, thương mại và lao động Việt Nam - Nhật Bản là bằng chứng thuyết phục cho thấy tiềm năng hợp tác to lớn giữa Việt Nam - Nhật Bản