Pháp sẽ mất 0,5 điểm tăng trưởng nếu Nga dừng cung cấp khí đốt 

VOV.VN - Bộ trưởng kinh tế Pháp hôm qua (6/9) khẳng định kinh tế Pháp sẽ giảm 0,5 điểm tăng trưởng trong năm nay nếu Nga dừng hoàn toàn nguồn cung khí đốt đến châu Âu.

Trong khi đó, giá điện và khí đốt tại Pháp dự kiến sẽ tăng mạnh bất chấp nỗ lực duy trì các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ.

Phát biểu trên truyền hình BFMTV hôm qua (6/9), Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cho biết, những nỗ lực duy trì các công cụ thuế và hỗ trợ tài chính của chính phủ để ngăn chặn và giảm các tác động trước sự đà tăng của giá năng lượng kể từ cuối năm 2021 đã khiến ngân sách công của Pháp thiệt hại khoảng 24 tỷ euro. 

Theo ông Le Maire, nếu Nga cắt đứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt sang châu Âu, kinh tế Pháp sẽ giảm thêm 0,5 điểm tăng trưởng trong năm 2022. Giá khí đốt và giá điện sẽ tăng vào đầu năm 2023 cũng là điều khó có thể tránh khỏi bất chấp chính phủ đã cam kết sẽ duy trì các biện pháp thuế khoá để hạn chế đà tăng của giá năng lượng.

Giá điện năm 2023 tại Pháp tuần trước đã tăng kỷ lục lên hơn 1.000 euro cho một MWh so với mức giá chỉ khoảng 85 euro cách đây một năm. Giá khí đốt cũng dự báo sẽ tăng gấp từ 5 đến 6 lần so với thời điểm đầu năm 2022. 

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire khẳng định, nếu không có các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ, hoá đơn năng lượng sẽ ngay lập tức tăng mạnh vào đầu năm 2023: “Nếu không có các biện pháp bảo vệ quyết liệt từ chính phủ, hoá đơn điện vào tháng 1 tới có thể sẽ tăng thêm 120 euro mỗi tháng. Tôi xin nhắc lại đây là mức tăng thêm mỗi tháng. Và hoá đơn khí đốt còn tăng mạnh hơn, vào khoảng 180 euro/tháng. Đây là điều khó có thể chấp nhận” 

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cho biết, chính phủ đang xem xét đề xuất hỗ trợ thêm một khoản tiền tối đa là 150 euro cho khoảng 6 triệu hộ gia đình có mức thu nhập thấp để chi trả hoá đơn năng lượng. Gói hỗ trợ này sẽ nằm trong ngân sách tài khoá năm 2023 mà chính phủ sẽ trình lên Quốc hội vào cuối tháng 9/2022.         

Chính phủ Pháp dự kiến cũng sẽ trình Quốc hội dự luật mới yêu cầu các tập đoàn năng lượng chia sẻ lợi nhuận để hỗ trợ người dân cũng như tăng khoản đóng góp vào các quỹ chuyển đổi sinh thái để sớm chấm dứt sự lệ thuộc năng lượng vào Nga./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Iran có thể giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu
Iran có thể giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Iran ngày 5/9 nói rằng nước này có thể giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu nếu đạt được một thỏa thuận.

Iran có thể giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu

Iran có thể giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Iran ngày 5/9 nói rằng nước này có thể giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu nếu đạt được một thỏa thuận.

EU tìm giải pháp mới ứng phó khủng hoảng năng lượng
EU tìm giải pháp mới ứng phó khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Đức và Pháp đang chứng kiến mức giá điện cao gấp 10 lần so với năm ngoái. Giá điện tại các quốc gia châu Âu khác cũng đã tăng lên mức kỷ lục mới trong tuần này. Trước thực trạng đó, Liên minh châu Âu (EU) đang tìm kiếm những giải pháp mới trên toàn khối.

EU tìm giải pháp mới ứng phó khủng hoảng năng lượng

EU tìm giải pháp mới ứng phó khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Đức và Pháp đang chứng kiến mức giá điện cao gấp 10 lần so với năm ngoái. Giá điện tại các quốc gia châu Âu khác cũng đã tăng lên mức kỷ lục mới trong tuần này. Trước thực trạng đó, Liên minh châu Âu (EU) đang tìm kiếm những giải pháp mới trên toàn khối.

Khủng hoảng năng lượng châu Âu đáng sợ mức nào?
Khủng hoảng năng lượng châu Âu đáng sợ mức nào?

VOV.VN - Nhà phân tích cấp cao Fabian Ronningen tại hãng nghiên cứu năng lượng Rystad Energy nhận định rằng “đáng sợ” là một từ chính xác để mô tả cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu lúc này.

Khủng hoảng năng lượng châu Âu đáng sợ mức nào?

Khủng hoảng năng lượng châu Âu đáng sợ mức nào?

VOV.VN - Nhà phân tích cấp cao Fabian Ronningen tại hãng nghiên cứu năng lượng Rystad Energy nhận định rằng “đáng sợ” là một từ chính xác để mô tả cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu lúc này.