Tàu vỏ thép 67: Thuyền to, thiệt hại kép

Hệ lụy từng được báo trước về tàu vỏ thép 67

VOV.VN - Gần 8 năm qua, hành trình “sinh tồn” của những con tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ ở khu vực miền Trung cũng lắm gian nan. Theo đánh giá tại một số tỉnh miền Trung, phần lớn “tàu vỏ thép 67” sau một thời gian ngắn đưa vào khai thác đã không đạt hiệu quả như mong muốn.

Mục tiêu mà Nghị định 67 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản hướng tới là giúp ngư dân hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Không ai muốn phải đưa ngư dân ra tòa, nhưng trước áp lực thu hồi nợ, các ngân hàng rơi vào tình thế buộc phải khởi kiện chủ tàu 67 chưa trả nợ.

Không phải đến bây giờ mà những khó khăn, nỗi lo về tàu vỏ thép 67 đã từng được cảnh báo từ nhiều năm trước. Vì sao những chủ tàu vỏ thép 67 đều là những người giàu kinh nghiệm, giỏi nghể biển và giàu có nhưng vận hành tàu vỏ thép không hiệu quả, dẫn đến vỡ nợ? Tiếp tục loạt bài “Tàu vỏ thép 67: Thuyền to, thiệt hại kép” của Nhóm PV VOV - miền Trung thực hiện, với nhan đề “Hệ lụy từng được báo trước".

- "Tôi mất hết rồi, đưa vào đường cùng ngõ cụt rồi, không còn gì nữa".

- "Tôi mệt mỏi nhiều lắm, rút cuộc bà con mình cũng khổ, không được cái gì hết. Bây giờ kêu gào cũng vậy mà không kêu gào cũng vậy mà thôi”.

- "Vốn vay quá lớn, thời hạn trả nơi gốc trong 1 năm, chia ra mỗi năm là hơn 1 tỷ, chưa tính tiền lãi, quá lớn".

Đây là những lời kêu than của các chủ tàu, cũng là nỗi lo của nhiều ngư dân từng theo đuổi khát vọng làm giàu từ biển.

Gần 8 năm qua, hành trình “sinh tồn” của những con tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ ở khu vực miền Trung cũng lắm gian nan. Theo đánh giá tại một số tỉnh miền Trung, phần lớn “tàu vỏ thép 67” chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào khai thác đã không đạt hiệu quả như mong muốn.

Cụ thể, tại tỉnh Quảng Ngãi đóng 11 tàu vỏ thép thì hết 9 con tàu hoạt động không hiệu quả, vỡ nợ. Đến nay, 6 chủ tàu đã bị ngân hàng khởi kiện, thi hành án; 1 tàu bán đấu giá không có người mua. Còn tại tỉnh Bình Định, trong số 60 tàu đóng theo Nghị định 67, có đến 57 chủ tàu nợ quá hạn hơn 400 tỷ đồng, 39 chủ tàu bị các ngân hàng khởi kiện ra tòa. Trong đó, 2 tàu đã thi hành án bán thu hồi tài sản. Tình trạng nợ xấu, khởi kiện ra Tòa có xu hướng tăng nhanh mà chưa có giải pháp tháo gỡ đang gây nhiều khó khăn cho cả chủ tàu và phía ngân hàng.

Vì sao nhiều tàu vỏ thép đánh bắt không hiệu quả dẫn đến vỡ nợ? Các cơ quan chức năng cho rằng, ngoài nguyên nhân khách quan còn có chủ quan từ nhiều phía. Khi phê duyệt chủ tàu được vay vốn phải qua nhiều ngành, nhiều cấp và cuối cùng là UBND tỉnh, thành phố phê duyệt, nhưng quy trình chưa chặt chẽ theo đúng quy định của Nghị định 67.

Quá trình đóng tàu, chủ tàu lại thiếu giám sát, tàu vỏ thép thường xuyên xảy ra hư hỏng. Nhiều chủ tàu không tham gia đào tạo, tiếp thu quy trình vận hành không sát. Quy định tàu 67 sau khi đi vào hoạt động phải duy tu, sửa chữa, đăng kiểm định kỳ nhưng có đến 260/335 tàu vỏ thép không thực hiện đúng quy trình này.

Ngoài ra, tàu vỏ thép được trang bị máy móc hiện đại và cách vận hành cũng khác xa các con tàu vỏ gỗ truyền thống nên ngư dân chưa làm quen dẫn đến khai thác không hiệu quả, thua lỗ. Hơn 2 năm qua, dịch Covid-19 bùng phát khiến tàu cá nằm bờ, tàu đi đánh bắt về khó tiêu thụ hải sản, giá hải sản không ổn định dẫn tới lỗ nặng. Lao động đi biển ngày càng khan hiếm và chuyển dần sang đi tàu vỏ gỗ, giá nhiên liệu tăng cao, doanh thu không đủ bù chi, con tàu vỏ thép trở thành gánh nặng của chủ tàu. Hiện các tàu đang hoạt động cầm chừng hoặc nằm bờ, không có tiền trả nợ ngân hàng, các khoản vay quá hạn phát sinh khá lớn, chủ tàu chồng chất nợ nần.

Ông Nguyễn Văn Mười, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết, một chủ trương đồng hành với ngư dân nhưng cách làm chưa phù hợp đã đẩy nhiều chủ tàu vào tình thế “mất cả chì lẫn chài”. "Bà con ngư dân chưa quen, chưa thực hiện đúng quy trình bảo dưỡng tàu cho nên nhiều thiết bị không vận hành được. Những chuyến biển đầu tiên mà thua lỗ thì các thuyền viên sẽ không đi nữa, chuyển sang tàu khác, càng khó khăn hơn đối với chủ tàu vỏ thép".

Nguy cơ phá sản tàu vỏ thép 67 đã từng được cảnh báo từ nhiều năm trước. Nhớ lại năm 2016, trong khi ngư dân ở 28 tỉnh, thành phố ven biển hừng hực khí thế đóng tàu vỏ thép vươn khơi thì ngư dân tỉnh Bình Định “dồn dập” làm đơn cầu cứu cơ quan chức năng vì tàu vỏ thép liên tục hỏng hóc, thép hoen gỉ phải nằm bờ.

Phải mất gần 2 năm sửa chữa, các con tàu mới hoạt động trở lại. Niềm tin vào con tàu vỏ thép của ngư dân cũng lung lay từ đó. Liên tục trong các năm qua cũng đã xảy ra tình trạng nhiều tàu vỏ thép phải nằm bờ hoặc đi đánh bắt nhưng không hiệu quả. Đơn cử như trường hợp ngư dân Phạm Trí Thức ở xã Tịnh Kỳ, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, chủ tàu vỏ thép QNg 91999.

Chỉ từ tháng 2/2017 đến 11/2018, ông Thức thực hiện 28 chuyến biển thì có 5 chuyến tàu bị hỏng máy, mất ngư cụ; 23 chuyến còn lại thu về gần 3 tỷ đồng, nhưng tổng chi phí hơn 3 tỷ 450 triệu đồng, thu không đủ chi, dẫn đến vỡ nợ.

Thời điểm hiện nay là chính vụ khai thác mà ngư dân Thái Văn Duyệt cùng con tàu vỏ thép BĐ 99160 ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định vẫn nằm ì trên bờ. 6 năm đóng tàu vỏ thép, đi được 20 chuyến biển, ngư dân Thái Văn Duyệt cùng con tàu vỏ thép BĐ 99160 ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ông Duyệt chỉ có 1 chuyến biển lời khoảng 60 triệu đồng, còn lại là hòa và lỗ vốn.

Khoản nợ ngân hàng tăng từ 19 tỷ đồng lên 24 tỷ đồng, ông Thái Văn Duyệt đành buông xuôi cho ngân hàng khởi kiện ra Tòa: "Giờ không có tâm lý gì để mà làm được nữa. Mình ráng đầu tư vô làm thì Ngân hàng nay đưa giấy kiện, mai đưa giấy kiện. Đầu tư làm mà ngân hàng khởi kiện, giữ  tàu thì mình cũng chết".

Nghị định 67 của Chính phủ quy định, tàu chỉ bắt buộc mua bảo hiểm thuyền viên, thế nhưng ngân hàng yêu cầu chủ tàu phải có cả bảo hiểm thân vỏ tàu mới được ra khơi. Miếng bánh ngon khi còn tươi, phía Công ty Bảo hiểm chỉ bán bảo hiểm những năm đầu, đến khi thấy tàu vỏ thép quá nhiều rủi ro thì ngay lập tức bảo hiểm “đánh giá lại”, chỉ bán theo từng năm và cũng “nắng mưa thất thường”. Vì thế, nhiều chủ tàu không thể mua được bảo hiểm.

Ông Nguyễn Hướng Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (gọi tắt là PJICO) - Chi nhánh tỉnh Bình Định giải thích, việc đơn vị không bán bảo hiểm cho các tàu vỏ thép 67 vì rủi ro quá lớn. Từ năm 2015 đến 2019, doanh thu từ bán Bảo hiểm tàu cá ở tỉnh Bình Định hơn 140 tỷ đồng, nhưng phát sinh 600 vụ phải chi trả bảo hiểm. Do đó, theo ông Nguyễn Hướng Nam, PJICO phải cân nhắc có nên tiếp tục bán Bảo hiểm thân vỏ cho tàu cá vỏ thép 67 nữa hay không?.

"Tàu sắt gần 20 tỷ đồng mới chịu được sóng cấp 7, nhưng ra chuyến đầu tiên thì chìm nên cần phải xem lại. Đã nói, kinh doanh là phải có rủi ro, nhưng đây là hợp đồng mà tôi biết chắc chắn lỗ, thiệt hại, ăn cả vào vốn rồi thì chắc chắn là phải có sự đánh giá lại" - ông Nam bày tỏ.

Lo sợ rủi ro, phía Công ty Bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm cho tàu vỏ thép. Ngặt một nỗi tàu không có bảo hiểm thì phía Ngân hàng cho vay lại không cho tàu ra khơi. Tàu không đi biển được, ngư dân càng không có tiền trả nợ Ngân hàng, nợ chồng nợ dẫn đến nợ xấu. Cái vòng luẩn quẩn này trói chặt cả ngư dân và Ngân hàng khiến chủ tàu không thể trả nợ và Ngân hàng khó thu hồi nợ, kết cục phải kéo nhau ra Tòa.

Theo tính toán, mỗi con tàu vỏ thép đóng mới có trị giá từ 15 - 18 tỷ đồng, có tàu hơn 20 tỷ đồng, bình quân 3 tháng, mỗi chủ tàu phải trả tiền gốc và lãi suất hơn 300 triệu đồng. Nếu chủ tàu không trả nợ đúng hạn thì sẽ chuyển sang nợ “khó đòi”, “nợ xấu”. Lúc đó, chủ tàu không còn được hưởng lãi suất ưu đãi 1% của Nghị định 67 mà phải chịu 7% lãi suất thương mại, khoản nợ tiếp tục tăng lên. Đây chính là áp lực lớn khiến các chủ tàu không đủ khả năng trả nợ dẫn đến phá sản.

Ông Hồ Bân, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, nguồn vốn các Ngân hàng thương mại cho vay cũng huy động từ dân, khi vỡ nợ thì cả ngư dân và ngân hàng đều phải gánh.

Theo ông Hồ Bân: "Vay thì trả, còn cái nào ngân sách cho thì phải rạch ròi. Còn đã quan hệ vay mượn thì phải trả, chấp nhận làm kinh tế thị trường. Theo tôi đúc kết kinh nghiệm là chính sách nào thì phải ra chính sách đó".

Hiện nay, hầu hết các tàu vỏ thép 67 sau khi thi hành án, bán đấu giá đều không thể đi biển đánh bắt mà phải chuyển mục đích sử dụng, thậm chí xả bản chỉ để bán sắt. Trong khi đó, con số chủ tàu vỡ nợ tại các địa phương buộc phải thi hành án vẫn tiếp tục tăng lên. Một chủ trương đồng hành với ngư dân đang bộc lộ nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, nhiều chủ tàu từ ngư dân tỷ phú nay đã trắng tay.

Giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn, cứu những con tàu vỏ thép còn lại, chúng tôi tiếp tục nêu vấn này trong phần cuối của loạt phóng sự “Tàu vỏ thép 67: Thuyền to, thiệt hại kép” của nhóm phóng viên VOV - miền Trung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vũng Tàu kiên quyết di dời, cưỡng chế lồng bè nuôi cá ngoài vùng quy hoạch
Vũng Tàu kiên quyết di dời, cưỡng chế lồng bè nuôi cá ngoài vùng quy hoạch

VOV.VN - Nhằm lập lại trật tự trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất mặt nước, TP.Vũng Tàu sẽ kiên quyết xử lý trường hợp cố tình không chấp hành giao, trả mặt nước lấn, chiếm để nuôi trồng thuỷ sản.

Vũng Tàu kiên quyết di dời, cưỡng chế lồng bè nuôi cá ngoài vùng quy hoạch

Vũng Tàu kiên quyết di dời, cưỡng chế lồng bè nuôi cá ngoài vùng quy hoạch

VOV.VN - Nhằm lập lại trật tự trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất mặt nước, TP.Vũng Tàu sẽ kiên quyết xử lý trường hợp cố tình không chấp hành giao, trả mặt nước lấn, chiếm để nuôi trồng thuỷ sản.

Tàu vỏ thép 67: Thuyền to, thiệt hại kép
Tàu vỏ thép 67: Thuyền to, thiệt hại kép

VOV.VN - Trước khi lâm cảnh trắng tay nợ nần, nhiều chủ tàu là ngư dân dày dặn kinh nghiệm đi biển, từng có đội tàu vỏ gỗ làm ăn hiệu quả, nhiều lần được vinh danh tấm gương tiêu biểu, ngư dân sản xuất giỏi toàn quốc.   

Tàu vỏ thép 67: Thuyền to, thiệt hại kép

Tàu vỏ thép 67: Thuyền to, thiệt hại kép

VOV.VN - Trước khi lâm cảnh trắng tay nợ nần, nhiều chủ tàu là ngư dân dày dặn kinh nghiệm đi biển, từng có đội tàu vỏ gỗ làm ăn hiệu quả, nhiều lần được vinh danh tấm gương tiêu biểu, ngư dân sản xuất giỏi toàn quốc.   

Vì sao Quảng Ngãi phải bán đấu giá tàu vỏ thép 67?
Vì sao Quảng Ngãi phải bán đấu giá tàu vỏ thép 67?

VOV.VN - Một tàu vỏ thép ở tỉnh Quảng Ngãi, đóng từ nguồn vốn vay theo Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản sẽ được đưa ra đấu giá để thi hành án. Đây là hệ quả do làm ăn thua lỗ, không đủ tiền trả nợ ngân hàng nên chủ tàu đã bị ngân hàng khởi kiện ra toà để thu hồi nợ

Vì sao Quảng Ngãi phải bán đấu giá tàu vỏ thép 67?

Vì sao Quảng Ngãi phải bán đấu giá tàu vỏ thép 67?

VOV.VN - Một tàu vỏ thép ở tỉnh Quảng Ngãi, đóng từ nguồn vốn vay theo Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản sẽ được đưa ra đấu giá để thi hành án. Đây là hệ quả do làm ăn thua lỗ, không đủ tiền trả nợ ngân hàng nên chủ tàu đã bị ngân hàng khởi kiện ra toà để thu hồi nợ

Một công ty bảo hiểm đã bán bảo hiểm cho tàu vỏ thép 67
Một công ty bảo hiểm đã bán bảo hiểm cho tàu vỏ thép 67

VOV.VN - Một công ty bảo hiểm đã bán bảo hiểm cho tàu vỏ thép 67 của tỉnh Bình Định. Đây chính là nút thắt quan trọng tháo gỡ vướng mắc cho tàu cá kịp ra khơi ngay tháng đầu năm mới.

Một công ty bảo hiểm đã bán bảo hiểm cho tàu vỏ thép 67

Một công ty bảo hiểm đã bán bảo hiểm cho tàu vỏ thép 67

VOV.VN - Một công ty bảo hiểm đã bán bảo hiểm cho tàu vỏ thép 67 của tỉnh Bình Định. Đây chính là nút thắt quan trọng tháo gỡ vướng mắc cho tàu cá kịp ra khơi ngay tháng đầu năm mới.