Hệ thống ngân hàng Việt đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

VOV.VN - Sự “đổ bộ” của nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam gần đây đã chứng tỏ sức hấp dẫn ngày càng lớn của hệ thống ngân hàng Việt.

Sức hấp dẫn của ngành ngân hàng Việt Nam ngày càng tăng lên, thể hiện qua việc nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục “đổ” vào các ngân hàng. Kể từ cuối tháng 12/2017 đến nay đã có nhiều thương vụ hợp tác giữa ngân hàng Việt và nhà đầu tư nước ngoài được ký kết.

Cụ thể, ngày 12/3, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) công bố thông tin về khoản đầu tư lên tới hơn 370 triệu USD (tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng) từ hai nhà đầu tư pháp nhân độc lập được quản lý bởi Warburg Pincus.

Với hơn 370 triệu USD, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tiếp tục đón khoản đầu tư lớn từ khối ngoại, sau sự trở lại ấn tượng trong năm 2017.

Ngân hàng Việt đang gây chú ý các nhà đầu tư nước ngoài. (Ảnh minh họa: KT)

Ngoài ra, một số ngân hàng khác công bố đã “hút” hàng trăm triệu USD từ dòng vốn ngoại, như: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với 250 triệu USD, Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) với 300 triệu USD…

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm 2018, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nhà băng Việt Nam có thể trở thành một xu hướng, bởi kết quả kinh doanh khởi sắc của ngành ngân hàng trong năm 2017 sẽ tạo tiền đề cho năm 2018 tiếp tục bứt phá.

Chất lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam  được các tổ chức uy tín trên thế giới như S&P, Moody’s ghi nhận có sự cải thiện, nâng hạng trong thời gian qua cũng là lý do để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Chuyên gia tài chính-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, với những cải tiến mạnh mẽ trong thời gian qua, ngành ngân hàng của Việt Nam đang gây sự chú ý với các nhà đầu tư đến từ châu Á.

Theo TS. Hiếu, một trong những lý do khiến nhiều ngân hàng Châu Á “đổ bộ” vào Việt Nam là họ “theo chân” các khách hàng đến làm ăn tại Việt Nam. Cùng với đó, các nhà đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia… cảm nhận được sự gần gũi trong văn hóa, kinh doanh với Việt Nam. Từ đó họ thấy có nhiều điểm tương đồng và muốn phát triển hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Với việc Hiệp định CPTPP vừa được ký kết ngày 8/3 vừa qua, ông Hiếu cho biết, trong hiệp định này có rất nhiều điều khoản liên quan đến các ngân hàng nước ngoài có thể hoạt động tại một trong những quốc gia thành viên của CPTPP mà ko cần phải mở chi nhánh. Do đó có thể lạc quan để khẳng định rằng, thời gian tới các đầu tư của hệ thống ngân hàng châu Á sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ở Việt Nam.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thực lực nội tại của các ngân hàng Việt Nam phải được cải thiện, đồng thời tăng vốn điều lệ để có được những ngân hàng có vốn mạnh.

Trong số 4 ngân hàng thương mại của Việt Nam thì phải có ít nhất 2 ngân hàng có vốn điều lệ khoảng 5 tỷ USD và tổng tài sản lên tới 50 tỷ USD để có thể bước ra ngoài lãnh thổ Việt Nam và xâm nhập vào các thị trường ngân hàng trong khu vực và thế giới, ông Hiếu nêu rõ.

Trong thời gian chờ đợi Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực, vấn đề nợ xấu phải được giải quyết, phải có thị trường nợ xấu để buôn bán nợ. Các ngân hàng phải xử lý nợ xấu một cách toàn diện và làm cho tiềm lực tài chính của mỗi ngân hàng và hệ thống ngân hàng trở nên lành mạnh hơn.

"Một trong những vấn đề đang vướng mắc hiện nay là uy tín của một số ngân hàng Việt Nam bị giảm sút do những sai phạm, lỗ hổng trong quản lý của các ngân hàng. Những vụ việc khách hàng bị mất tiền tại ngân hàng trong thời gian qua là dấu hiệu cho thấy, ngành ngân hàng cần có sự chỉnh đốn, cải tổ toàn diện để hệ thống ngân hàng của Việt Nam trở thành hệ thống ngân hàng lành mạnh, từ đó có thể hút vốn đầu tư của nước ngoài", TS. Nguyễn Trí Hiếu lưu ý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngân hàng Việt Nam đang hấp dẫn dòng vốn ngoại
Ngân hàng Việt Nam đang hấp dẫn dòng vốn ngoại

VOV.VN - Theo Fitch Ratings, dòng vốn ngoại ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng khi đang chuẩn bị để thí điểm áp dụng tiêu chuẩn Basel II...

Ngân hàng Việt Nam đang hấp dẫn dòng vốn ngoại

Ngân hàng Việt Nam đang hấp dẫn dòng vốn ngoại

VOV.VN - Theo Fitch Ratings, dòng vốn ngoại ngày càng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng khi đang chuẩn bị để thí điểm áp dụng tiêu chuẩn Basel II...

Moody’s cảnh báo ngân hàng Việt về rủi ro tăng trưởng tín dụng nhanh
Moody’s cảnh báo ngân hàng Việt về rủi ro tăng trưởng tín dụng nhanh

VOV.VN - Moody’s nâng triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” trong 12-18 tháng tới, nhưng cảnh báo rủi ro tăng trưởng tín dụng nhanh.

Moody’s cảnh báo ngân hàng Việt về rủi ro tăng trưởng tín dụng nhanh

Moody’s cảnh báo ngân hàng Việt về rủi ro tăng trưởng tín dụng nhanh

VOV.VN - Moody’s nâng triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” trong 12-18 tháng tới, nhưng cảnh báo rủi ro tăng trưởng tín dụng nhanh.

Cựu cán bộ, nhân viên Ngân hàng Việt Á chi nhánh Bạc Liêu lĩnh án
Cựu cán bộ, nhân viên Ngân hàng Việt Á chi nhánh Bạc Liêu lĩnh án

Bị cáo Võ Thành Công (SN 1967, nguyên Giám đốc Ngân hàng Việt Á chi nhánh Bạc Liêu lĩnh 18 năm tù.

Cựu cán bộ, nhân viên Ngân hàng Việt Á chi nhánh Bạc Liêu lĩnh án

Cựu cán bộ, nhân viên Ngân hàng Việt Á chi nhánh Bạc Liêu lĩnh án

Bị cáo Võ Thành Công (SN 1967, nguyên Giám đốc Ngân hàng Việt Á chi nhánh Bạc Liêu lĩnh 18 năm tù.

Fitch dự báo các ngân hàng Việt Nam sẽ cải thiện dần trong năm 2017
Fitch dự báo các ngân hàng Việt Nam sẽ cải thiện dần trong năm 2017

VOV.VN -Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đánh giá các ngân hàng Việt sẽ cải thiện dần trong năm 2017.

Fitch dự báo các ngân hàng Việt Nam sẽ cải thiện dần trong năm 2017

Fitch dự báo các ngân hàng Việt Nam sẽ cải thiện dần trong năm 2017

VOV.VN -Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đánh giá các ngân hàng Việt sẽ cải thiện dần trong năm 2017.

ADB bổ sung 2 ngân hàng Việt Nam vào chương trình tài trợ thương mại
ADB bổ sung 2 ngân hàng Việt Nam vào chương trình tài trợ thương mại

VOV.VN - 2 ngân hàng Việt Nam vào chương trình tài trợ thương mại lần này của ADB là Ngân hàng Cổ phần An Bình (ABBANK) và Ngân hàng Tiên Phong (TPBank).

ADB bổ sung 2 ngân hàng Việt Nam vào chương trình tài trợ thương mại

ADB bổ sung 2 ngân hàng Việt Nam vào chương trình tài trợ thương mại

VOV.VN - 2 ngân hàng Việt Nam vào chương trình tài trợ thương mại lần này của ADB là Ngân hàng Cổ phần An Bình (ABBANK) và Ngân hàng Tiên Phong (TPBank).