Hiến kế đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm logistics tầm cỡ khu vực

VOV.VN - Hạ tầng cảng biển của Quảng Ninh chưa tương xứng với tiềm năng, nhiều bến tổng hợp nhưng lại thiếu bến container, hàng hoá qua cảng còn khiêm tốn, dịch vụ hàng hải cạnh tranh yếu.

Tỉnh Quảng Ninh cần nhiều giải pháp đột phá hơn để thực sự tận dụng, khai thác và đưa dịch vụ logistics trở thành thế mạnh nổi bật của địa phương. Đây là nhận định của các chuyên gia, doanh nghiệp “hiến kế” để phát triển dịch vụ logistics tại Quảng Ninh trong hội nghị diễn ra sáng nay (4/3).

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Quảng Ninh hội tụ đủ yếu tố cần thiết để trở thành một trong những đầu mối logistics quan trọng, trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa đa phương thức kết nối Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với cả nước, khu vực và quốc tế.

Tỉnh Quảng Ninh có các cửa khẩu quốc tế, là trung tâm của 2 hành lang kinh tế (Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Nam Ninh - Bằng Tường - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc bộ, có hệ thống cảng nước sâu có năng lực bốc xếp tàu biển hàng vạn tấn…

Vị trí địa kinh tế thuận lợi và hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ là cơ sở để ngành logistics tại Quảng Ninh đang trên đà phát triển, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Hiện nay trên địa bàn có hơn 700 DN tham gia hoạt động dịch vụ logistics, trọng điểm là hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ. 

Tuy vậy, Quảng Ninh cũng đang đối mặt với những “điểm nghẽn” được nhiều chuyên gia được các Hiệp hội, Viện nghiên cứu, DN cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics thẳng thắn nhận diện. Ngoài đường bộ - hàng không, hạ tầng cảng biển của Quảng Ninh còn chưa tương xứng với tiềm năng, nhiều bến tổng hợp nhưng lại thiếu bến container, hàng hoá qua cảng còn khiêm tốn, dịch vụ hàng hải cạnh tranh yếu với khu vực cảng Hải Phòng kề cận... Quảng Ninh cũng chưa xây dựng được trung tâm logistics chuyên biệt phục vụ xuất nhập khẩu, các kho bãi ngoại quan, thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics,… 

Ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho rằng, dù đã làm rất nhiều, nhưng Quảng Ninh cần làm nhiều hơn để có nguồn hàng ổn định cho các hệ thống cảng biển. “Quảng Ninh phải có những kế hoạch triển khai cụ thể để các ICD (cảng cạn, cảng nội địa) đủ tâm, đủ tầm cho hãng tàu đưa vỏ container rỗng của mình vào, điều này hiện nay Quảng Ninh chưa có. VIMC đánh giá rất cao cảng Vạn Ninh đã bắt đầu nghiên cứu để làm sao khu vực Quảng Ninh, cảng Vạn Ninh cũng sẽ là 1 hub về hàng nông sản chính ngạch”, ông Trung chỉ ra.

Là địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết 163 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics, tỉnh Quảng Ninh khẳng định sẽ xây dựng cơ chế, chính sách với tư duy mở, cơ chế vượt trội, tạo đột phá. Trong đó đặc biệt là 2 Đề án xây dựng thí điểm các chính sách triển khai Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) và Phát triển Khu kinh tế Vân Đồn.

Với Đề án này sẽ có 6 trung tâm logistics lớn trong tỉnh, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị và phát triển logistics gắn với phát triển kinh tế biển, quan tâm thu hút các nhà đầu tư, các DN uy tín đến với tỉnh Quảng Ninh, phát triển nguồn nhân lực kinh doanh logistics nội địa và quốc tế có chất lượng cao, đáp ứng khả năng chuyển đổi số, kinh tế số… Mục tiêu của Quảng Ninh là phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại, là trung tâm logistics, cửa ngõ trung chuyển vận tải đa phương thức kết nối với Trung Quốc, Đông Bắc Á và ASEAN trong tương lai gần. 

Ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, Quảng Ninh đang tập trung hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối vùng, cùng với Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn; nâng cấp hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng cảng biển, đến năm 2025 đưa Cảng Vạn Ninh vào sử dụng, trước năm 2030 hoàn thành cảng Con Ong - Hòn Nét; phát huy sân bay Vân Đồn…

“Quảng Ninh cũng đã công khai quỹ đất với diện tích lớn và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư, DN đến đầu tư xây dựng các trung tâm logistics”, ông Huy nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần làm rõ nội hàm "logistics xanh"
Cần làm rõ nội hàm "logistics xanh"

VOV.VN - Ngành logistics cần coi chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là yêu cầu vừa là động lực đổi mới và phát triển bền vững thời gian tới.

Cần làm rõ nội hàm "logistics xanh"

Cần làm rõ nội hàm "logistics xanh"

VOV.VN - Ngành logistics cần coi chuyển đổi số và chuyển đổi xanh vừa là yêu cầu vừa là động lực đổi mới và phát triển bền vững thời gian tới.

Hạ tầng và nguồn nhân lực là điểm yếu làm "nghẽn" logistics vùng Đông Nam Bộ
Hạ tầng và nguồn nhân lực là điểm yếu làm "nghẽn" logistics vùng Đông Nam Bộ

VOV.VN - “Điểm nghẽn” của logistics vùng Đông Nam Bộ là cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu kết nối.

Hạ tầng và nguồn nhân lực là điểm yếu làm "nghẽn" logistics vùng Đông Nam Bộ

Hạ tầng và nguồn nhân lực là điểm yếu làm "nghẽn" logistics vùng Đông Nam Bộ

VOV.VN - “Điểm nghẽn” của logistics vùng Đông Nam Bộ là cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu kết nối.

Hải Phòng phát triển nền tảng công nghệ và quản lý điều hành logistics
Hải Phòng phát triển nền tảng công nghệ và quản lý điều hành logistics

VOV.VN - Chiều nay (28/10), Sở Giao Thông Vận Tải TP. Hải Phòng tổ chức hội thảo phát triển nền tảng công nghệ vào quản lý điều hành logistics.

Hải Phòng phát triển nền tảng công nghệ và quản lý điều hành logistics

Hải Phòng phát triển nền tảng công nghệ và quản lý điều hành logistics

VOV.VN - Chiều nay (28/10), Sở Giao Thông Vận Tải TP. Hải Phòng tổ chức hội thảo phát triển nền tảng công nghệ vào quản lý điều hành logistics.