Hiệp định CPTPP là cơ hội để Công đoàn Việt Nam làm mới mình

VOV.VN - Ông Ngọ Duy hiểu, Trưởng Ban quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói về thách thức của Công đoàn khi Việt Nam tham gia CPTPP.

Việt Nam mới cùng 10 nền kinh tế đã chính thức kí kết Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là cơ hội phát triển nhưng cũng có nhiều thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có các hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Để hiểu hơn về những cơ hội và thách thức mà Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại, cũng như những đổi mới trong hoạt động của tổ chức công đoàn. Phóng viên VOV có trao đổi với ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng Ban quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về vấn đề này.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng Ban quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. (Ảnh: quochoi.vn)

PV: Thưa ông, một trong những thách thức của Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đưa ra liên quan đến tổ chức công đoàn Việt Nam. Vậy những thách thức đó là những gì?

Ông Ngọ Duy Hiểu: Hiệp định CPTPP là một hiệp định tự do tiêu chuẩn cao, trong các vấn đề về lao động công đoàn có nổi lên một vấn đề lớn, đó là việc được phép thành lập tổ chức đại diện khác của người lao động bên cạnh công đoàn Việt Nam, cũng như việc thực hiện quyền liên kết của các tổ chức này trong thời gian nhất định.

Cụ thể là trong thời gian 5 năm và 7 năm sau khi CPTPP có hiệu lực, đối với tổ chức công đoàn, chúng tôi xác định đây là thách thức lớn đặt ra những vấn đề trong tương lai không xa, đó là ở cấp cơ sở sẽ xuất hiện tổ chức đại diện khác của người lao động hay còn gọi là đa công đoàn.

Công đoàn Việt Nam khi đó không còn là tổ chức duy nhất đại diện cho người lao động, vấn đề cạnh tranh và thu hút mới đoàn viên công đoàn là điều tất yếu sẽ xảy ra. Việc phát triển đoàn viên và công đoàn cơ sở sẽ gặp khó khăn. Nguồn lực đảm bảo cho hoạt động công đoàn nhất là nguồn lực tài chính sẽ bị chia sẻ và giảm sút. Môi trường hoạt động công đoàn cũng sẽ có thay đổi lớn do quan hệ lao động sẽ có những diễn biến phức tạp.

Công đoàn Việt Nam hiện tại có nhiều ưu thế, song cũng có không ít vấn đề cần khắc phục. Đó là mô hình tổ chức công đoàn hiện nay còn có nhiều bất cập, một bộ phận cán bộ công đoàn còn nặng tư tưởng bao cấp, hành chính hóa, làm phong trào thuần túy, chậm thích ứng với tình hình mới. 

Nhưng tôi nghĩ, với bản lĩnh, trí tuệ của người làm cán bộ công đoàn việt nam và với truyền thống của công đoàn Việt Nam, tôi tin rằng công đoàn Việt Nam sẽ vượt qua những thách thức tận dụng tốt cơ hội để làm mới mình, tham gia cùng với Chính phủ tận dụng tốt nhất cơ hội của CPTPP.

PV: Trước nhưng thách thức như vậy, Công đoàn Việt Nam sẽ đổi mới như thế nào để làm tốt hơn việc đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động?

Ông Ngọ Duy Hiểu: Thời gian tới, Công đoàn Việt Nam tập trung vào các nhiệm vụ chính, thứ nhất là tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ công đoàn và đoàn viên về cơ hội và thách thức khi chúng ta tham gia ký kết CPTPP.

Thứ hai, Công đoàn Việt Nam đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, tổ chức và hoạt động của công đoàn các cấp theo hướng phải quyết liệt, kịp thời, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh vào các nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức công đoàn như chăm lo lợi ích, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

Công đoàn khi đó phải chứng minh được sự khác nhau về quyền và lợi ích của người là đoàn viên công đoàn và người không phải là đoạn viên công đoàn bằng các hoạt động thực tiễn thiết thực ở cơ sở.

Công đoàn Việt Nam sẽ nâng cao sẽ nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cũng như tư duy sáng tạo, hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn thực sự có bản lĩnh, tâm huyết, năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp, gắn bó sâu sát với cơ sở, có năng lực tư vấn, thuyết phục, đối thoại, thương lượng và bảo vệ người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở thông qua việc xác định rõ nhiệm vụ ở cấp này.

Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế lựa chọn cán bộ công đoàn cơ sở, tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn làm cho công đoàn cơ sở thực sự là người bạn, người đồng hành, chỗ dựa tin cậy của đoàn viên công đoàn. Đổi mới mô hình tổ chức theo hướng tinh gọn, linh hoạt, khoa học, hoạt động hiệu quả.

Hiện nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đang rất khẩn trương xây dựng Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Việt Nam. Chuẩn bị sửa đổi điều lệ công đoàn để trình Đại hội 12 công đoàn Việt Nam, tham mưu với Đảng ban hành các chủ trương, Nghị quyết đổi mới về tổ chức và hoạt động công đoàn để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Có thể nói Công đoàn Việt Nam cũng đã chủ động để đón nhận tình hình, đưa ra nhiều giải pháp. Chúng tôi cũng coi đây là cơ hội để đổi mới toàn diện công đoàn để đáp ứng yêu cầu hội nhập cả đất nước cũng như hội nhập của tổ chức công đoàn.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Infographic: Hành trình và kỳ vọng của Hiệp định CPTPP
Infographic: Hành trình và kỳ vọng của Hiệp định CPTPP

VOV.VN - Hiệp định CPTPP được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là thúc đẩy cải cách thể chế.

Infographic: Hành trình và kỳ vọng của Hiệp định CPTPP

Infographic: Hành trình và kỳ vọng của Hiệp định CPTPP

VOV.VN - Hiệp định CPTPP được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là thúc đẩy cải cách thể chế.

Hiệp định CPTPP: Xung lực mới cho doanh nghiệp Việt Nam
Hiệp định CPTPP: Xung lực mới cho doanh nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Hiệp định CPTPP vừa ký kết được kỳ vọng tạo nên xung lực mới cho DN Việt Nam và mở ra cơ hội phát triển kinh tế và hợp tác mới cho các nước tham gia.

Hiệp định CPTPP: Xung lực mới cho doanh nghiệp Việt Nam

Hiệp định CPTPP: Xung lực mới cho doanh nghiệp Việt Nam

VOV.VN - Hiệp định CPTPP vừa ký kết được kỳ vọng tạo nên xung lực mới cho DN Việt Nam và mở ra cơ hội phát triển kinh tế và hợp tác mới cho các nước tham gia.

Hiệp định CPTPP sẽ là một cú hích đối với hợp tác Việt Nam và Chile
Hiệp định CPTPP sẽ là một cú hích đối với hợp tác Việt Nam và Chile

VOV.VN - Hiệp định CPTPP sẽ là một cú hích nữa để có thể đẩy mạnh và thúc đẩy hơn nữa hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Hiệp định CPTPP sẽ là một cú hích đối với hợp tác Việt Nam và Chile

Hiệp định CPTPP sẽ là một cú hích đối với hợp tác Việt Nam và Chile

VOV.VN - Hiệp định CPTPP sẽ là một cú hích nữa để có thể đẩy mạnh và thúc đẩy hơn nữa hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.