Hiệp định thương mại tự do và những điều chưa biết

VOV.VN - Để thúc đẩy tự do hóa thương mại và mức độ cam kết sâu rộng, việc đàm phán, ký kết các hiệp định khu vực và song phương là điều tất yếu.

Cập nhật tình hình Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), bà Lâm Thị Quỳnh Anh, Trưởng phòng Hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Chỉ đạo Liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công Thương) cho biết, quá trình hội nhập đa phương của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua đã gặp rất nhiều những khó khăn. Bởi đây là quá trình hội nhập với nhiều nước cùng tham gia, do đó rất khó có thể đạt được một tiếng nói chung cũng như tồn tại nhiều bất đồng trong quá trình đàm phán.

“Bát mỳ” FTA

Đánh giá chung về các FTA thời gian qua, bà Quỳnh Anh cho rằng, các FTA được hình hình thành thời gian qua xuất phát từ chính những bất đồng trong quá trình hội nhập đa phương. Các quốc gia đều nhận thấy rằng, để thúc đẩy tự do hóa thương mại nhanh hơn cũng như mức độ cam kết sâu rộng hơn, con đường thuận lợi nhất chính là đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương.

Cho đến nay, các FTA đã trải qua 4 thế hệ, nếu thế hệ FTA đầu tiên chỉ tập trung vào thương mại hàng hóa thì đến thế hệ FTA thứ 2 đã mở rộng thêm dịch vụ. Thế hệ FTA thứ 3 mở rộng thêm lĩnh vực đầu tư và thế hệ FTA thứ 4 hiện nay còn liên quan đến các lĩnh vực phi thương mại như môi trường, công đoàn…

“Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 625 thỏa thuận thương mại tự do được thông báo tới WTO, với hơn 400 thỏa thuận đã có hiệu lực cùng hàng trăm thỏa thuận đang trong quá trình đàm phán”, bà Quỳnh Anh cho biết.

Bà Lâm Thị Quỳnh Anh, Trưởng phòng Hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Chỉ đạo Liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (Bộ Công Thương).
Cũng do có quá nhiều FTA được kí kết và đàm phán nên đang dẫn đến hình ảnh các FTA như một “bát mỳ”. Để khắc phục tình trạng rối tung của “bát mỳ” này, bà Quỳnh Anh cho hay, nhiều quốc gia đã tiến hành đàm phán những “siêu” FTA thế hệ mới như Hiệp định CPTPP với sự tham gia của 12 nước châu Á - Thái Bình Dương; Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) gồm thành viên ASEAN và 6 nước đối tác, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand.

“Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sôi động với nhiều kênh, nhiều hình thức khác nhau, Việt Nam vẫn chủ trương hội nhập toàn diện, lấy hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, từ đó tích cực tham gia vào việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do”, bà Quỳnh Anh thông tin.

Tuy nhiên, Việt Nam không phải là nước đi đầu trong phong trào này. Chỉ sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1051 năm 2012 về Chiến lược tham gia các FTA của Việt Nam, từ đó tới nay quá trình đàm phán tham gia các FTA diễn ra hết sức sôi động. Việt Nam đã tham gia và kí kết 12 FTA, trong đó có 7 FTA kí kết trong khuôn khổ ASEAN và các đối tác hoặc kí kết với tư cách độc lập với Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu cũng như CPTPP, EVFTA…

Đặc biệt, với quyết tâm hội nhập của mình, Việt Nam cùng các thành viên còn lại của TPP đã nỗ lực thúc đẩy đàm phán TPP 11 trong khuôn khổ Hội nghị APEC Việt Nam 2017. Tại đây, các nước đã đạt được thỏa thuận khi quyết tâm chuyển TPP thành CPTPP, đó chính là sự khẳng định cũng như cam kết của 11 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với quá trình hội nhập thương mại tự do.

“Đây là sự khẳng định mạnh mẽ của Việt Nam trong bối cảnh Chủ nghĩa bảo hộ cũng như Chủ nghĩa dân túy đã bắt đầy xuất hiện như một đám mây đen bao phủ lên nền kinh tế thế giới”, bà Quỳnh Anh nói.

Cơ hội đa dạng hóa thị trường

Đánh giá cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam khi tham gia CPTPP cũng như các FTA khác, bà Quỳnh Anh chỉ rõ, CPTPP và các FTA sẽ có tác động hết sức tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Với mức cam kết cắt giảm thuế quan sâu rộng sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập thị trường nhiều nước, minh chứng sinh động là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam liên tục tăng từ năm 2010 đến nay.

Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia nhiều FTA sẽ tăng cường thu hút đầu tư cho nền kinh tế, mang lại hiệu quả lớn cho lĩnh vực xuất khẩu khi làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu chủ lực chuyển dần từ các mặt hàng nông sản sang các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao.

Các FTA, đặc biệt là CPTPP, còn có tác động hết sức rõ ràng đối với quá trình cải cách thể chế trong nước. Khi các hàng rào thuế quan đều bằng 0%, những yếu tố tác động lớn đến nền kinh tế lại là các yếu tố phi thuế quan, đẩy mạnh quá trình cải cách thể chế nhất là việc hoàn thiện luật pháp, áp dụng các thông lệ quốc tế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Bà Quỳnh Anh nêu rõ, riêng về CPTPP, theo một nghiên cứu mới đây nhất của Ngân hàng thế giới (WB), khi thực thi CPTPP, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào năm 2030 dự tính tăng tới 3,5%, xuất khẩu tăng 6,9%, nhập khẩu tăng 7,6%. Trong đó, các ngành sẽ chịu tác động lớn nhất từ CPTPP chính là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may… Nhưng việc tham gia các FTA cũng như CPTPP sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, khắc phục tình trạng quá phụ thuộc vào một thị trường nhất định, ví dụ như thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, bà Quỳnh Anh cũng lưu ý khi tham gia các FTA, trong tương quan xuất khẩu giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước hiện vẫn đang có sự chênh lệch, nhất là khi doanh nghiệp FDI chiếm tới trên 70% tỷ trọng xuất khẩu nên đây là vấn đề hết sức quan tâm và cần có biện pháp khắc phục.

Cụ thể là để thực hiện các FTA, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình hành động để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đơn cử như chuỗi Nghị quyết 19 được thực hiện từ năm 2014 cho đến nay đã giúp tăng cường, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam với những tiêu chí hết sức cụ thể.

Đối với các doanh nghiệp, bà Quỳnh Anh lưu ý đến các rào cản phi thuế quan về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về kiểm dịch động, thực vật cũng như xuất xứ hàng hóa.

“Chỉ khi vượt qua những rào cản này, Việt Nam mới có thể xâm nhập vào thị trường của các đối tác kể cả khi thuế quan cắt giảm về 0%. Nếu các doanh nghiệp không vượt qua được những rào cản này sẽ chịu nhiều thua thiệt về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa so với các quốc gia khác", bà Quỳnh Anh nêu rõ./.

Sau 11 năm ra nhập WTO, kinh tế-  xã hội Việt Nam đã phát triển với những con số hết sức ấn tượng. Kim ngạch xuất khẩu từ mức 30 tỷ USD trước năm 2007, đến nay đã đạt trên 200 tỷ USD với 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam.
Việc ra nhập WTO đã tạo điều kiện về thế và lực cho Việt Nam có thể hội nhập sâu rộng hơn vào tất cả các kênh hội nhập kinh tế đa tầng nấc, đa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất nhập khẩu hưởng nhiều lợi thế từ Hiệp định VN-EAEU FTA
Xuất nhập khẩu hưởng nhiều lợi thế từ Hiệp định VN-EAEU FTA

VOV.VN - Hiệp định đã và đang tạo ra cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và người tiêu dùng của Việt Nam cùng 5 nước thành viên EAEU.

Xuất nhập khẩu hưởng nhiều lợi thế từ Hiệp định VN-EAEU FTA

Xuất nhập khẩu hưởng nhiều lợi thế từ Hiệp định VN-EAEU FTA

VOV.VN - Hiệp định đã và đang tạo ra cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và người tiêu dùng của Việt Nam cùng 5 nước thành viên EAEU.

FTA Việt Nam - EU sẽ mở rộng thêm thị trường xuất khẩu cho Việt Nam
FTA Việt Nam - EU sẽ mở rộng thêm thị trường xuất khẩu cho Việt Nam

VOV.VN - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu được kí kết và đi vào thực thi trong thời gian tới sẽ mở rộng thêm thị trường xuất khẩu cho Việt Nam.

FTA Việt Nam - EU sẽ mở rộng thêm thị trường xuất khẩu cho Việt Nam

FTA Việt Nam - EU sẽ mở rộng thêm thị trường xuất khẩu cho Việt Nam

VOV.VN - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu được kí kết và đi vào thực thi trong thời gian tới sẽ mở rộng thêm thị trường xuất khẩu cho Việt Nam.

Hội nhập FTA: Nhiều doanh nghiệp chưa được khuyến khích để thay đổi
Hội nhập FTA: Nhiều doanh nghiệp chưa được khuyến khích để thay đổi

VOV.VN - Khả năng nắm bắt cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam còn chưa rõ ràng nên chưa thấy được những khuyến khích cần phải thay đổi.

Hội nhập FTA: Nhiều doanh nghiệp chưa được khuyến khích để thay đổi

Hội nhập FTA: Nhiều doanh nghiệp chưa được khuyến khích để thay đổi

VOV.VN - Khả năng nắm bắt cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam còn chưa rõ ràng nên chưa thấy được những khuyến khích cần phải thay đổi.