Hiểu sai phương thức “bó đũa”, liên kết vùng chưa tạo sức bật

VOV.VN - Liên kết vùng trong xúc tiến thương mại chưa hiệu quả khi mô hình không đồng nhất, tính liên kết giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương vẫn còn lỏng lẻo.

Hoạt động xúc tiến thương mại thông qua liên kết vùng giúp các doanh nghiệp (DN) mở rộng thị trường, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm. Tuy vậy, thời gian qua hoạt động này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa hiệu quả khi mô hình xúc tiến thương mại giữa các vùng không đồng nhất. Tính liên kết trong hoạt động giữa các cơ quan xúc tiến thương mại giữa Trung ương với địa phương vẫn còn lỏng lẻo.

Liên kết kém hiệu quả vì hiểu sai phương thức “bó đũa”

Chia sẻ về hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè Tân Cương (Thái Nguyên), bà Nguyễn Thị Hương Vân - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Hương Vân Trà cho biết, việc liên kết vùng là hết sức quan trọng. HTX liên kết với bà con để làm sao sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, đồng thời phối kết hợp với Sở Nông nghiệp, Sở Khuyến nông để hướng dẫn bà con chăm sóc theo đúng quy trình.

“Nếu chúng ta không liên kết, không dùng đúng phương thức “bó đũa” DN sẽ không bao giờ đi xa được. Trong một sân chơi thương mại rất cần cơ sở vật chất tốt, bởi muốn tập hợp được tất cả những sản phẩm trong vùng sẽ rất cần những trung tâm thương mại quy mô lớn. Khách hàng đến đó có thể lựa chọn được tất cả các sản phẩm của các vùng miền, của các tỉnh là một điều thuận lợi nhất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng”, bà Vân nói.

Thông qua kết nối của ngành Công Thương giữa tỉnh này với tỉnh kia, các DN có điều kiện tìm hiểu và trao đổi những sản phẩm hàng hóa, dễ dàng kết nối với nhau trong khâu tiêu thụ. Đây là mô hình bước đầu thành công được ông Đinh Lâm Sáng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Kạn chia sẻ khi nói về liên kết vùng trong xúc tiến thương mại tại địa phương.

Theo đó, Sở Công Thương Bắc Kạn đã tạo điều kiện cho các DN và các HTX, các chủ thể đã có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP được tiếp xúc trực tiếp cũng như gián tiếp trao đổi, tiêu thụ sản phẩm của các vùng miền. Ngoài ra, Bắc Kạn còn thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đưa hàng hóa trong tỉnh cũng như trong vùng ra thị trường nước ngoài.

“Tiến tới Bắc Kạn sẽ xúc tiến thêm các mặt hàng đạt tiêu chuẩn cao sang một số địa bàn khác và thị trường một số nước, tạo điều kiện cho các DN, HTX trong tỉnh có điều kiện xuất khẩu, làm tăng giá trị lợi nhuận về cho bản thân các chủ thể và cũng như địa phương. Cần có thêm chính sách ưu đãi về thuế, thủ tục xuất nhập khẩu cũng như sự phối hợp chặt chẽ trên cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo của các địa phương, những vùng lân cận nhau để hoạt động xúc tiến thương mại liên vùng mang lại hiệu quả thiết thực”, ông Sáng bày tỏ.

Từ đầu năm 2024, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tham mưu Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng chủ trì tổ chức các Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu tại các vùng kinh tế trọng điểm. Thông qua các Chương trình này, Bộ Công Thương trực tiếp tham gia đồng hành cùng các địa phương trên mỗi vùng kinh tế nhằm thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại với quy mô lớn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực xuất khẩu có thế mạnh, trên các thị trường xuất khẩu chủ lực.

Coi trọng xúc tiến thương mại theo quy mô vùng

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), thông qua chuỗi những Hội nghị xúc tiến thương mại mang tính chất liên kết xuyên suốt 6 vùng kinh tế, là dịp để các chủ thể trao đổi, tìm ra những giải pháp xúc tiến thương mại có tính chất gắn kết, hợp lực tốt hơn giữa các vùng kinh tế.

“Các cơ quan quản lý cũng như các DN đều nhận thức được tầm quan trọng và xu thế tất yếu của việc cần phải chung tay, hợp lực, kết hợp với nhau để tham gia vào các hoạt động có tính chất liên kết vùng. Nhiều điều kiện, môi trường để DN có thể tham gia sâu hơn vào những hoạt động quảng bá và phát triển sản phẩm. Thay vì chỉ loanh quanh trong địa phương, thông qua chuỗi gắn kết, sản phẩm sẽ tiếp cận được nhiều hơn ở quy mô nội vùng và tiếp cận liên vùng”, bà Thủy nhìn nhận.

Để thực hiện được hiệu quả các hoạt động liên kết vùng trong xúc tiến thương mại, bà Thủy cho biết, trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục thực hiện các Hội nghị về xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu theo quy mô của từng vùng kinh tế, tìm ra những lĩnh vực cần thiết, cấp thiết cho xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương sẽ thử nghiệm mô hình hỗ trợ xúc tiến thương mại mang tính chất liên kết vùng mới, đó là mô hình tổ chức các đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài theo quy mô vùng.

“Cần phải có các giải pháp thúc đẩy khoa học, công nghệ và liên kết chuỗi trong sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, liên kết vùng trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp. Phải xác định liên kết vùng là mục tiêu để hàng hóa của Việt Nam đi xa hơn”, bà Thủy nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Cần Thơ - Thủ Đức - Thanh Hóa
Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Cần Thơ - Thủ Đức - Thanh Hóa

VOV.VN - Ngày 16 và 17/8, tại Cần Thơ diễn ra Hội nghị Xúc tiến Đầu tư - Thương mại giữa TP. Cần Thơ, TP. Thủ Đức và tỉnh Thanh Hóa. Sự kiện nhằm mở ra cơ hội trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực giữa doanh nghiệp 3 địa phương. 

Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Cần Thơ - Thủ Đức - Thanh Hóa

Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Cần Thơ - Thủ Đức - Thanh Hóa

VOV.VN - Ngày 16 và 17/8, tại Cần Thơ diễn ra Hội nghị Xúc tiến Đầu tư - Thương mại giữa TP. Cần Thơ, TP. Thủ Đức và tỉnh Thanh Hóa. Sự kiện nhằm mở ra cơ hội trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực giữa doanh nghiệp 3 địa phương. 

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng
Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

VOV.VN - Để khai thác hết tiềm năng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Trung du, miền núi phía Bắc, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

VOV.VN - Để khai thác hết tiềm năng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Trung du, miền núi phía Bắc, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

Thúc đẩy quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản, sản phẩm OCOP trên nền tảng số
Thúc đẩy quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản, sản phẩm OCOP trên nền tảng số

VOV.VN - Với mục đích mở rộng các định hướng và hiện thực hóa công tác quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản, sản phẩm OCOP năm 2024, sáng nay (3/4) tại Hà Nội, Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với TikTok tại Việt Nam tổng kết 1 năm hợp tác.

Thúc đẩy quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản, sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Thúc đẩy quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản, sản phẩm OCOP trên nền tảng số

VOV.VN - Với mục đích mở rộng các định hướng và hiện thực hóa công tác quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản, sản phẩm OCOP năm 2024, sáng nay (3/4) tại Hà Nội, Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với TikTok tại Việt Nam tổng kết 1 năm hợp tác.