Hồ tiêu nhích giá, nông dân Gia Lai bắt đầu trồng trở lại

VOV.VN - Ngành nông nghiệp địa phương vẫn khuyến cáo người trồng cần tính toán cẩn trọng để đảm bảo hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro.

Sau giai đoạn giảm giá sâu, đầu năm nay hồ tiêu đạt mức 70.000 đồng/kg và duy trì  ổn định trong vài tháng nay. Hiện nay, nông dân nhiều huyện ở tỉnh Gia Lai đã bắt đầu trồng hồ tiêu trở lại. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp địa phương khuyến cáo người trồng cần tính toán cẩn trọng để đảm bảo hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro.

Cùng người thân đến cổng chợ phía nam huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai để chọn mua hồ tiêu giống, ông Nguyễn Trọng Huấn, ở thôn Ia Sâm, xã Ia Roong, huyện Chư Sê cho biết, vụ này gia đình anh quyết định trồng mới 5 sào  tiêu. Theo ông Huấn, giá  tiêu hạt ở mức xấp xỉ 70.000 đồng/kg như hiện nay, người trồng sẽ có lãi khoảng 100 triệu đồng/ha.

Ông Huấn cũng cho rằng, sau nhiều năm chuyển từ hồ tiêu sang trồng cây ngắn ngày, đất đai đã được cải tạo phần nào, mầm bệnh gây hại với cây tiêu trong đất cũng đã giảm nên đây là những điều kiện thích hợp để trồng mới. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, ông Huấn chỉ trồng diện tích nhỏ, nếu giá hồ tiêu ổn định, ông sẽ tăng diện tích trồng trong các vụ tiếp theo.

“Nông dân ở đây chủ yếu nhờ vào cây tiêu và cây cà phê. Giờ cà phê đang rẻ nhưng giá tiêu nhích lên nên người dân trồng tiêu lại. Trước mắt, mình trồng 500 - 700 trụ, nếu được sẽ trồng thêm. Với giá tiêu như hiện nay và lên khoảng 100.000 đồng/kg thì cuộc sống người dân cũng đỡ”, ông Huấn tính toán.

Mới xuống giống xong 3 ha hồ tiêu xen canh trong vườn gỗ gáo 1 năm tuổi của gia đình, ông Lê Đình Huấn, ở thôn An Điền, xã Ia Blang, huyện Chư Sê cho biết, đây chính là một cách để ông giảm thiểu rủi ro khi trồng lại hồ tiêu. Ngoài việc xen canh, ông Đình Huấn còn tận dụng lại các trụ tiêu cũ, mua giống tiêu lươn để giảm cho phí đầu tư.

Theo ông, giống tiêu lươn giá 10.000 đồng/cây, rẻ hơn 5.000 đồng so với giống tiêu ác mà hiệu quả tương đương. Với mỗi trụ tiêu có 2 cây giống, cộng thêm trụ và phân bón, tổng chi phí sản xuất của 1 ha hồ tiêu hiện nay khoảng 70 triệu đồng.

“Mình trồng xen canh nên đầu tư ban đầu cũng đỡ. Bây giờ giống tiêu ác hiếm nên mình chuyển trồng tiêu lươn, giống rẻ hơn mà hiệu quả cũng được vì rễ nó khi đôn xuống được sẽ rất đảm bảo”, ông Đình Huấn cho biết.

Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết, lợi thế của nông dân địa phương hiện nay là đã có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây hồ tiêu. Cùng với đó, sau bài học tiêu chết hàng loạt vì bệnh hại, thâm canh quá mức và mở rộng diện tích ồ ạt trước đây sẽ giúp nông dân thận trọng hơn trong đợt trồng mới này.

“Trong quá trình trồng mới, chúng tôi khuyến cáo bà con không nên tái canh trên đất trồng tiêu đã chết, nên chọn đất phù hợp với cây hồ tiêu; chọn giống tốt, nguồn gốc rõ ràng; trồng trên cây trụ sống nên để cỏ trong vườn, đắp mô, không nên làm bồn gốc tiêu dễ bị úng nước, gây sâu bệnh. Bà con nên dùng hệ thống tưới tiết kiệm, phun mưa, nhỏ giọt ở gốc cây và nên trồng theo hướng hữu cơ, sinh học để vườn tiêu phát triển bền vững hơn”, ông Bính khuyến cáo.

Ông Nguyễn Văn Hợp, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chư Sê cho rằng, hiện nay, tổng diện tích hồ tiêu giai đoạn kinh doanh tại huyện là hơn 2.900 ha. Dự kiến, trong niên vụ này, diện tích trồng mới hồ tiêu sẽ tăng hàng trăm ha. Theo ông Hợp, ngoài những khuyến cáo Hiệp hội Hồ tiêu, người dân cũng cần chú ý tới việc liên kết sản xuất và sản xuất theo các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp và các thị trường yêu cầu.

“Thời điểm này, việc sản xuất hồ tiêu có thích hợp vì diện tích dịch bệnh đã được khống chế và giá cả khởi sắc. Đây là điều kiện thuận lợi để bà con triển khai sản xuất hồ tiêu. Tuy nhiên trước mắt, bà con nên thâm canh sản xuất những vườn hiện có sự đảm bảo phát triển tốt. Nếu bà con trồng mới nên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm mới tổ chức sản xuất bền vững”, ông Hợp tư vấn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hồ tiêu xuất khẩu được giá cao nhất trong vòng 13 năm
Hồ tiêu xuất khẩu được giá cao nhất trong vòng 13 năm

VOV.VN - Trong tháng 4/2021, giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam đạt mức 3.265 USD/tấn, ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 12/2018.

Hồ tiêu xuất khẩu được giá cao nhất trong vòng 13 năm

Hồ tiêu xuất khẩu được giá cao nhất trong vòng 13 năm

VOV.VN - Trong tháng 4/2021, giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam đạt mức 3.265 USD/tấn, ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 12/2018.

Nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê trước nguy cơ… biến mất
Nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê trước nguy cơ… biến mất

VOV.VN - 14 năm từ khi được khai sinh tới nay, nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê đang “thoi thóp”, đứng trước nguy cơ biến mất khỏi thị trường.

Nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê trước nguy cơ… biến mất

Nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê trước nguy cơ… biến mất

VOV.VN - 14 năm từ khi được khai sinh tới nay, nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê đang “thoi thóp”, đứng trước nguy cơ biến mất khỏi thị trường.

Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn trái
Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn trái

VOV.VN - Từng khốn khổ, lâm cảnh nợ nần vì hồ tiêu dịch bệnh, rớt giá thì đến nay nông dân huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã được định hướng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành các vùng chuyên canh cây ăn trái, vực dậy nền kinh tế vốn bị suy thoái từ hồ tiêu.

Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn trái

Thủ phủ hồ tiêu Chư Pưh chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn trái

VOV.VN - Từng khốn khổ, lâm cảnh nợ nần vì hồ tiêu dịch bệnh, rớt giá thì đến nay nông dân huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã được định hướng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành các vùng chuyên canh cây ăn trái, vực dậy nền kinh tế vốn bị suy thoái từ hồ tiêu.