Hóa giải bất bình đẳng giữa ngân hàng và doanh nghiệp: Không thể từ một phía

VOV.VN - Nội dung cuộc trao đổi nhanh giữa phóng viên với ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) liên quan đến chính sách tiếp cận nguồn vốn

Tại cuộc đối thoại do UBND TP.HCM tổ chức cuối tháng 2, rất nhiều ý kiến bức xúc được nêu ra liên quan đến vấn đề vay và cho vay vốn tín dụng. Trong số đó, nhận định về việc các doanh nghiệp đang phải chịu “Sự bất bình đẳng một cách vô lý” trong quan hệ với ngân hàng nhận được nhiều đồng tình.

Bên lề cuộc đối thoại, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) liên quan đến nội dung này.

PV: Tại hội trường đối thoại, ông Đỗ Phước Tống – chủ tịch hội doanh nghiệp cơ khí điện TP.HCM đã khẳng định rằng các doanh nghiệp đã phải chịu “Sự bất bình đẳng một cách vô lý” khi làm việc với các ngân hàng. Quan điểm của ông về nhận định này ra sao?

Ông Nguyễn Đình Tùng: Thứ nhất là tôi cũng rất là chia sẻ với ý kiến của anh Tống bởi vì nói gì thì nói ngân hàng cũng nắm trong tay một cái nguồn lực rất là quan trọng đối với doanh nghiệp đấy là nguồn lực về vốn.

Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn của ngân hàng thì dẫu gì thì cũng phải chịu một sự phụ thuộc nhất định, và cái nguồn vốn khi bị cắt đứt sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động doanh nghiệp chính.

Chính vì vậy, trong nhiều tình huống bản thân ngân hàng hoặc cá nhân cán bộ cho vay không giữ được đạo đức và nguyên tắc trong việc ứng xử đối với khách hàng thì có thể sẽ khiến khách hàng có cảm giác là bị đối xử một cách bất bình đẳng.

Nhìn trên bình diện chung nhiều năm nay, đặc biệt khi hệ thống ngân hàng được tái cấu trúc thì nhiều ngân hàng thương mại cổ phần ra đời, bản thân ngân hàng cũng hoạt động theo phương châm kinh doanh một cách bền vững.

Khi đó, một nguyên tắc bất di bất dịch là ngân hàng luôn luôn phải mở rộng được cơ sở khách hàng và đảm bảo cơ sở khách hàng đó phải được phát triển một cách lành mạnh và bền vững. Nói một cách cụ thể là ngân hàng luôn cần có khách hàng và thứ hai nữa là chúng tôi muốn khách hàng có tình hình tài chính tốt, tiếp tục tăng trưởng trong kinh doanh và không gặp khó khăn.

Khi đó mới đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và lợi nhuận đó là lợi nhuận bền vững. Đó chính là điểm mấu chốt và việc giữ chân hỗ trợ cho khách hàng phát triển tốt luôn luôn là nhu cầu của các ngân hàng.

PV: Như vậy thì làm thế nào để xóa bỏ “sự bất bình đẳng” và hướng đến một mối quan hệ bình đẳng, lành mạnh, bền vững hơn giữa ngân hàng và các doanh nghiệp?

Ông Nguyễn Đình Tùng: Thực ra là hai bên cần nhau. Và thực tế là thị trường bây giờ là cạnh tranh, không phải chỉ có một ngân hàng cho vay mà rất nhiều ngân hàng cho vay, không chỉ có ngân hàng trong nước mà kể cả ngân hàng nước ngoài, thậm chí các cái định chế tài chính khác người ta cũng có thể cho vay. 

Vì thế sự cạnh tranh là có thật và mức độ cạnh tranh rất gay gắt. Chính cái sự cạnh tranh đó đã dẫn đến một cái sự bình đẳng tự nhiên giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Tôi nghĩ rằng là bản thân doanh nghiệp cũng nên cập nhật thông tin cho mình. Nhiều doanh nghiệp vay lâu dài ở một tổ chức dễ có cảm giác bị yếu thế hơn, nhưng nếu mà doanh nghiệp cập nhật thông tin và mở rộng giao tiếp với nhiều ngân hàng khác. Cùng với việc các ngân hàng phải cạnh tranh lôi kéo khách hàng thì sẽ là cơ hội giúp doanh nghiệp tự tin hơn, đủ thông tin hơn để thương thảo với các ngân hàng.

Ví dụ như việc trong hợp đồng mà không quy định điều khoản lãi suất là không chấp nhận được và doanh nghiệp hoàn toàn có thể bước sang ngân hàng khác. Ngân hàng nào có lãi suất tốt nhất, điều kiện tốt nhất thì doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chọn để vay. Khi đó, ngân hàng nào biết phục vụ khách hàng đúng, biết quan hệ một cách bình đẳng và minh bạch với khách hàng thì người ta sẽ giữ được khách hàng và tiếp tục tăng trưởng.

Đấy chính là động lực làm cho quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng càng ngày càng bình đẳng và cả 2 sẽ thực sự trở thành đối tác của nhau, cùng nhau phát triển.

PV: Xin cám ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vốn cho doanh nghiệp: Đang tồn tại sự bất bình đẳng vô lý giữa DN và ngân hàng?
Vốn cho doanh nghiệp: Đang tồn tại sự bất bình đẳng vô lý giữa DN và ngân hàng?

VOV.VN - Câu chuyện về nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế một lần nữa được làm nóng trở lại tại một hội nghị đối thoại giữa ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM.

Vốn cho doanh nghiệp: Đang tồn tại sự bất bình đẳng vô lý giữa DN và ngân hàng?

Vốn cho doanh nghiệp: Đang tồn tại sự bất bình đẳng vô lý giữa DN và ngân hàng?

VOV.VN - Câu chuyện về nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế một lần nữa được làm nóng trở lại tại một hội nghị đối thoại giữa ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM.

Ngân hàng giảm lãi suất cho vay, giảm "giá vốn” cho doanh nghiệp
Ngân hàng giảm lãi suất cho vay, giảm "giá vốn” cho doanh nghiệp

VOV.VN - Cùng với việc điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm, một số ngân hàng cũng đã bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, được đánh giá sẽ giúp các DN giảm được chi phí "giá vốn".

Ngân hàng giảm lãi suất cho vay, giảm "giá vốn” cho doanh nghiệp

Ngân hàng giảm lãi suất cho vay, giảm "giá vốn” cho doanh nghiệp

VOV.VN - Cùng với việc điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm, một số ngân hàng cũng đã bắt đầu điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, được đánh giá sẽ giúp các DN giảm được chi phí "giá vốn".

Lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
Lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

VOV.VN - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà khẳng định: Tăng lãi suất là phù hợp với xu hướng chung, bảo đảm an toàn thanh khoản, bảo đảm khả năng huy động vốn để cho vay nền kinh tế.

Lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

VOV.VN - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà khẳng định: Tăng lãi suất là phù hợp với xu hướng chung, bảo đảm an toàn thanh khoản, bảo đảm khả năng huy động vốn để cho vay nền kinh tế.