Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn kết luận chống lẩn tránh thuế phòng vệ tủ gỗ Việt Nam

Đối với điều tra lẩn tránh thuế, Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam tới ngày 28/6 và ngày 26/9.

Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận cuối cùng về điều tra xem xét phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo thông báo của DOC, kết luận cuối cùng về điều tra xem xét phạm vi sản phẩm dự kiến được ban hành vào ngày 14/6/2024. Đối với điều tra lẩn tránh thuế, DOC cũng đã tiếp tục gia hạn thời gian ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của vụ việc tới ngày 28/6 và ngày 26/9.

Ngoài ra, DOC đã thiết lập mã vụ việc của nước thứ ba theo hệ thống tự động của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) cho Việt Nam: A-552-106-000 và C-552-107-000. Việc cập nhật mã vụ việc nhằm theo dõi các quy trình nhập khẩu sản phẩm liên quan vào Hoa Kỳ.

Cùng đó, DOC đã đưa ra dự thảo hướng dẫn về các quy trình và thủ tục nhằm xác minh nguồn gốc và phạm vi sản phẩm của tủ gỗ nhập khẩu, trong đó có những lưu ý về tạm ngừng thanh khoản và đặt cọc thuế; cơ chế chứng nhận của DOC và CBP. Đối với dự thảo hướng dẫn về các quy trình và thủ tục này, các bên quan tâm có thời hạn bình luận đến ngày 19/4 và thời hạn đưa ra ý kiến phản biện (rebuttal comments) là ngày 26/4.

Vụ việc điều tra phạm vi sản phẩm và lẩn tránh thuế PVTM bị DOC lần lượt khởi xướng từ tháng 5 và tháng 6/2022. Tháng 9/2023, DOC ban hành thông báo điều chỉnh kết luận sơ bộ tháng 3/2023, theo đó liệt kê 3 trường hợp tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam có các bộ phận sản xuất tại Trung Quốc thuộc phạm vi của lệnh áp thuế gốc với Trung Quốc.

Trước đó, từ tháng 4/2020 đến nay, Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với tủ gỗ có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá từ 4,37% đến 262,18%, mức thuế chống trợ cấp từ 13,33% đến 293,45%.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại tạo lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu
Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại tạo lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu

VOV.VN - Cơ chế cảnh báo sớm phòng vệ thương mại cung cấp thông tin, giúp các DN hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra có và có gian chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài.

Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại tạo lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu

Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại tạo lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu

VOV.VN - Cơ chế cảnh báo sớm phòng vệ thương mại cung cấp thông tin, giúp các DN hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra có và có gian chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài.

18 sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại
18 sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại

VOV.VN - Bộ Công Thương mới có danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), gian lận xuất xứ (GLXX) và chuyển tải bất hợp pháp.

18 sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại

18 sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại

VOV.VN - Bộ Công Thương mới có danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), gian lận xuất xứ (GLXX) và chuyển tải bất hợp pháp.

Phòng vệ thương mại được doanh nghiệp coi trọng trong chiến lược thương mại
Phòng vệ thương mại được doanh nghiệp coi trọng trong chiến lược thương mại

VOV.VN - Nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về phòng vệ thương mại đang dần được nâng cao, coi đó là điều kiện bắt buộc, là hoạt động bình thường trong chiến lược thương mại quốc tế.

Phòng vệ thương mại được doanh nghiệp coi trọng trong chiến lược thương mại

Phòng vệ thương mại được doanh nghiệp coi trọng trong chiến lược thương mại

VOV.VN - Nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về phòng vệ thương mại đang dần được nâng cao, coi đó là điều kiện bắt buộc, là hoạt động bình thường trong chiến lược thương mại quốc tế.