Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về công sản

Cơ sở dữ liệu sẽ dần thay thế cho phương pháp quản lý truyền thống, gây tốn kém, thông tin lại thiếu chính xác.

Ngày 9/12, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác sắp xếp nhà đất, thực hiện quy chế tài chính phục vụ di dời và xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước khu vực miền Nam.

Ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, với cơ chế, chính sách về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, bước đầu thực hiện thí điểm tại TP HCM (năm 2011) đã đạt được kết quả đáng khích lệ, đó là những lợi ích hài hòa giữa Nhà nước và các đơn vị đang sử dụng nhà, đất.

Cơ chế này đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các đơn vị sử dụng nhà, đất. Đối với việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước hiện nay đã và đang từng bước rà soát, chuẩn hóa và phát huy tác dụng trong công tác quản lý tài sản Nhà nước của cả nước, từng Bộ, ngành, địa phương, đơn vị.

Lần đầu tiên, Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như các bộ, ngành và địa phương có một cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước chứa đựng đầy đủ thông tin về tài sản Nhà nước thuộc phạm vi quản lý và cơ sở dữ liệu quốc gia này sẽ dần thay thế cho phương pháp quản lý truyền thống, gây tốn kém thời gian mà thông tin lại thiếu chính xác, kịp thời.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác sắp xếp lại nhà đất vẫn còn chậm về tiến độ sắp xếp, xử lý. Một số Bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc sắp xếp và không nắm rõ đối tượng phải sắp xếp nên chỉ tập trung triển khai thực hiện tại các cơ sở nhà đất do các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đang quản lý, sử dụng mà chưa thực hiện sắp xếp đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Đối với việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: Thông tin trong cơ sở dữ liệu còn chưa thực sự đầy đủ, chính xác, kịp thời; tiến độ rà soát, chuẩn hóa dữ liệu chưa đạt yêu cầu; việc khai thác, sử dụng số liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước phục vụ công tác quản lý tài sản Nhà nước còn hạn chế trong công tác quản lý, xử lý tài sản...

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí yêu cầu, thời gian tới, các Bộ, cơ quan Trung ương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, UBND các tỉnh, thành phố chưa hoàn thành việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất cần tập trung chỉ đạo, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để đảm bảo sớm hoàn thành công tác này.

Ngoài ra, các Bộ, ngành, địa phương cần có kế hoạch kiểm tra, đôn dốc việc triển khai thực hiện đối với các cơ sở nhà đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án, đặc biệt là các trường hợp sử dụng sai mục đích như cho thuê, cho mượn, bố trí làm nhà ở; đẩy nhanh tiến độ bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các cơ sở nhà, đất đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Xử lý kịp thời các trường hợp chậm báo cáo kê khai...

Đối với việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản Nhà nước, trong quá trình rà soát, chuẩn hóa số liệu, những cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý mà đến nay chưa thực hiện đăng ký, số liệu còn sai sót cần thực hiện ngay việc lập và gửi tờ khai đăng ký tài sản Nhà nước về cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính các Bộ và Sở Tài chính có trách nhiệm cập nhật toàn bộ vào cơ sở dữ liệu xong trước ngày 31/3/2014; đảm bảo cơ sở dữ liệu của tất cả các cơ quan tổ chức, đơn vị.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mua sắm tài sản công: Nhiều sai phạm, lãng phí
Mua sắm tài sản công: Nhiều sai phạm, lãng phí

Sai phạm trong việc mua sắm, quản lý sử dụng tài sản của các ban quản lý dự án là vẫn còn tương đối nhiều mà nguyên nhân chính là sự thiếu kiên quyết trong việc quản lý, kiểm tra và giám sát.

Mua sắm tài sản công: Nhiều sai phạm, lãng phí

Mua sắm tài sản công: Nhiều sai phạm, lãng phí

Sai phạm trong việc mua sắm, quản lý sử dụng tài sản của các ban quản lý dự án là vẫn còn tương đối nhiều mà nguyên nhân chính là sự thiếu kiên quyết trong việc quản lý, kiểm tra và giám sát.

Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí
Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí

(VOV) -Các đơn vị tự kiểm tra, rà soát hiện trạng quản lý sử dụng các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, báo cáo trước ngày 1/5/2013

Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí

Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí

(VOV) -Các đơn vị tự kiểm tra, rà soát hiện trạng quản lý sử dụng các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, báo cáo trước ngày 1/5/2013

Còn nhiều tồn tại trong mua sắm tài sản công
Còn nhiều tồn tại trong mua sắm tài sản công

Riêng năm 2009, khoảng 20% tống số dự toán chi 160.000 tỷ đồng của các cơ quan hành chính sự nghiệp, quốc phòng, an ninh dành cho việc mua sắm tài sản công

Còn nhiều tồn tại trong mua sắm tài sản công

Còn nhiều tồn tại trong mua sắm tài sản công

Riêng năm 2009, khoảng 20% tống số dự toán chi 160.000 tỷ đồng của các cơ quan hành chính sự nghiệp, quốc phòng, an ninh dành cho việc mua sắm tài sản công

Bước tiến mới về minh bạch hoá tài sản công chức
Bước tiến mới về minh bạch hoá tài sản công chức

Nghị định 68 của Chính phủ được coi là một bước tiến rất thực chất để kiểm soát, xử lý và đặc biệt là phòng ngừa hành vi tham nhũng.

Bước tiến mới về minh bạch hoá tài sản công chức

Bước tiến mới về minh bạch hoá tài sản công chức

Nghị định 68 của Chính phủ được coi là một bước tiến rất thực chất để kiểm soát, xử lý và đặc biệt là phòng ngừa hành vi tham nhũng.