Hoạt động trong “vùng xanh” doanh nghiệp phải có sản lượng cao hơn

VOV.VN - Sản xuất kinh doanh trong tình hình mới sản lượng đầu ra không đều, không đo lường được năng suất nên muốn duy trì được tăng trưởng, doanh nghiệp phải có sản lượng cao hơn để bù lại.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và quá trình thực hiện giãn cách xã hội, hầu hết các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn TP Hà Nội đã phải tạm dừng hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoặc hạn chế hoạt động để đảm bảo công tác an toàn phòng, chống dịch theo quy định "3 tại chỗ" và "1 cung đường 2 điểm đến".

Từ ngày 6/9, TP.Hà Nội thực hiện phân theo 3 vùng. Các DN thuốc “vùng xanh” đã điều chỉnh hoạt động trở lại theo đặc điểm từng phân khu, áp dụng theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương, nhưng đảm bảo tốt việc vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Đồng bộ giải pháp chống dịch và xây dựng kịch bản cụ thể để đảm bảo mục tiêu sản xuất kinh doanh trong tình hình mới là chủ trương của lãnh đạo Công ty CP Thống Nhất Hà Nội. Ông Chu Văn Vượng, trưởng phòng nhân sự công ty cho biết, ngay khi dịch Covid-19 bùng phát, DN đã chuyển sang chế độ báo cáo và họp online, đầu tư nâng cấp hệ thống phần mềm ERP... Bộ phận văn phòng bố trí làm việc 50% online, đảm bảo giữ khoảng cách và duy trì con số an toàn. Dừng các buổi hội họp đông người, tăng cường họp qua zoom và tập trung quảng bá và bán hàng qua thương mại điện tử.

Thực hiện chỉ thị của Chính phủ và UBND TP Hà Nội, trở lại hoạt động sản xuất theo phân khu, Công ty CP Thống Nhất Hà Nội xác định phải bù đắp khó khăn, thiếu hụt lao động bằng việc đẩy mạnh đầu tư máy móc, trang thiết bị tự động hóa, nâng cao năng suất. Trong đó, công ty vẫn duy trì tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giám sát và xử lý các cán bộ, công nhân viên không thực hiện 5K. “Nhờ chuẩn bị sẵn các phương án nên từ khi Covid-19 xuất hiện năm 2020, Công ty CP Thống Nhất vẫn đạt được kết quả khả quan, tăng trưởng 90% và dự báo năm 2021 tăng trưởng 115%”, ông Vượng cho biết.

Đồng thuận với chủ trương phục hồi sản xuất trong tình hình mới, nhưng ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, thực tế đang cho thấy dịch bệnh đang quay đi quay lại với nhiều biến thể khác nhau, tốc độ lây lan của biến thể sau cao gấp nhiều lần biến thể trước. Chính vì thế, hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian tới với xu thế làm việc online vẫn tiếp tục gia tăng, thậm chí ngay cả khi hết dịch thì không phải 100% các công việc offline trước đây sẽ quay trở lại mà sẽ có một tỷ lệ nhất định quyết định chuyển sang công việc làm trực tuyến (online).

“Khi dịch bệnh chưa ổn định, chưa có giải pháp triệt để kết thúc dịch hoặc trở thành một bệnh thông thường có thuốc đặc trị, khả năng tới năm 2022 vẫn xuất hiện trạng thái sản xuất bình thường và có thể lại có giai đoạn bị giãn cách, thậm chí cách ly ảnh hưởng tới sản xuất. Trong khi đó, logistic toàn cầu tiếp tục mất cân đối, đơn giá vận tải tăng, thời gian kéo dài ảnh hưởng lớn tới thời gian giao hàng và chi phí”, ông Trường nhận định.

Cũng theo ông Trường, với tình hình mới sẽ khiến sản xuất ở trạng thái sản lượng đầu ra không đều, không đo lường được năng suất theo tháng thì con đường duy nhất duy trì được tăng trưởng là trong thời gian không giãn cách phải có sản lượng cao hơn để bù lại.

Chính vì thế kế hoạch thị trường luôn ở trạng thái bị động vào năng lực sản xuất có thể lên xuống, bất ngờ vì rủi ro ngoại vi của dịch bệnh. Do đó, một cách tiếp cận hợp lý lúc này có lẽ lại là không đàm phán đơn hàng quá xa. Chấp nhận khó khăn về lập kế hoạch sản xuất, nhưng đổi lại có thể thực hiện được tốt hơn cam kết giao hàng đúng hẹn với khách hàng.

“Nguồn nhân lực sẽ là khâu có áp lực lớn nhất lúc này vì kế hoạch sản xuất không ổn định, lúc thiếu lao động, khi lao động lại nghỉ cần trả lương. Một hệ thống quản trị nhân sự điện tử về di biến động như dạng blue zone là cần thiết cho các phòng nhân sự. Trong điều kiện mới nên tiếp cận suy nghĩ về tiền lương theo giờ, thu nhập theo năm, tháng và giãn-ngừng việc trả theo lương tối thiểu, tháng cao điểm làm nhiều hơn thu nhập cao hơn. Truyền thông và thuyết phục lao động theo hệ thống mới sẽ là yếu tố quan trọng, đảm bảo nhân lực trong điều kiện kế hoạch sản xuất biến thiên và khó dự báo được sớm”, ông Trường chỉ rõ.

Cho rằng chủ trương điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại theo đặc điểm từng phân khu là đúng đắn và phù hợp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hanoisme Mạc Quốc Anh nêu rõ, hiện nay các DN gần như kiệt quệ, đã bắt đầu phải lên tiếng kêu cứu. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các DN xuất khẩu đã “ngấm đòn” và đứng trước nguy cơ mất nhiều hợp đồng.

Chính vì thế, phương châm chống dịch trong chiến lược sống chung với Covid-19 phải đi đôi với ổn định sinh kế. Tất nhiên, các biện pháp đưa ra đều phải tính đến các hệ quả của nó đối với sinh kế và có giải pháp giải quyết cụ thể. Không thể thực hiện phong toả cực đoan, phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn virus lây lan nhưng vẫn cần đặt mục tiêu duy trì các hoạt động kinh tế nhất định, để nuôi dưỡng lực lượng chống dịch lâu dài.

“Không mặc nhiên đóng băng toàn bộ hoạt động kinh tế mà phải phân loại các DN theo đặc thù, tính chất hoạt động, theo khu vực, theo năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn. Các DN đạt tiêu chuẩn an toàn sẽ được ưu tiên hoạt động, ngược lại sẽ phải tạm ngừng để đảm bảo an toàn. Tất nhiên tiêm vaccine phải trở thành chính sách quốc gia trên nguyên tắc tiêm vaccine tự nguyện, không cưỡng ép nhưng cần phải có chính sách khuyến khích tiêm vaccine. Người tiêm vaccine phải được có những ưu tiên nhất định trong việc di chuyển, lao động an toàn”, ông Mạc Quốc Anh chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phục hồi chuỗi cung ứng cần sự liên kết thống nhất
Phục hồi chuỗi cung ứng cần sự liên kết thống nhất

VOV.VN - Ngoài các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp cần xây dựng lại nội lực bằng ứng dụng công nghệ, cắt giảm chi phí và thay đổi chiến lược để phục hồi chuỗi cung ứng.

Phục hồi chuỗi cung ứng cần sự liên kết thống nhất

Phục hồi chuỗi cung ứng cần sự liên kết thống nhất

VOV.VN - Ngoài các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp cần xây dựng lại nội lực bằng ứng dụng công nghệ, cắt giảm chi phí và thay đổi chiến lược để phục hồi chuỗi cung ứng.

Bảo vệ chuỗi cung ứng - những đề nghị khẩn thiết từ doanh nghiệp
Bảo vệ chuỗi cung ứng - những đề nghị khẩn thiết từ doanh nghiệp

VOV.VN - Doanh nghiệp hàng thiết yếu không thể cung cấp đủ hàng để cung ứng cho nhu cầu thị trường vì thiếu nhân công để sản xuất. Phương án sản xuất “3 tại chỗ” đã tỏ ra kém hiệu quả khi áp dụng tại các doanh nghiệp này.

Bảo vệ chuỗi cung ứng - những đề nghị khẩn thiết từ doanh nghiệp

Bảo vệ chuỗi cung ứng - những đề nghị khẩn thiết từ doanh nghiệp

VOV.VN - Doanh nghiệp hàng thiết yếu không thể cung cấp đủ hàng để cung ứng cho nhu cầu thị trường vì thiếu nhân công để sản xuất. Phương án sản xuất “3 tại chỗ” đã tỏ ra kém hiệu quả khi áp dụng tại các doanh nghiệp này.

Tiếp tục khơi thông chuỗi cung ứng nông sản ở các tỉnh phía Nam
Tiếp tục khơi thông chuỗi cung ứng nông sản ở các tỉnh phía Nam

VOV.VN - Chuỗi cung ứng nông sản, từ thu hoạch, sơ chế, chế biến đến phân phối tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã cơ bản được khai thông; lương thực, thực phẩm cơ bản được đảm bảo kể cả ở khu cách ly phòng chống dịch Covid-19.

Tiếp tục khơi thông chuỗi cung ứng nông sản ở các tỉnh phía Nam

Tiếp tục khơi thông chuỗi cung ứng nông sản ở các tỉnh phía Nam

VOV.VN - Chuỗi cung ứng nông sản, từ thu hoạch, sơ chế, chế biến đến phân phối tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã cơ bản được khai thông; lương thực, thực phẩm cơ bản được đảm bảo kể cả ở khu cách ly phòng chống dịch Covid-19.