Hơn 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc trong ngành dệt may tại Nga

VOV.VN - Theo Hội dệt may Việt Nam tại LB Nga, tính đến nay, tại nước Nga có khoảng 200 xưởng may đang hoạt động, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động. 

Trong vòng  gần 20 năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu của thị trường Nga về các sản phẩm may mặc, cộng đồng người Việt Nam tại Nga đã và đang thành lập ra các xưởng may, tuyển công nhân từ trong nước sang làm việc. Theo Hội dệt may Việt Nam tại LB Nga, tính đến nay, tại nước Nga có khoảng 200 xưởng may đang hoạt động, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động. Công nhân có thu nhập cao gấp 2-3 lần ở trong nước và cuộc sống được đảm bảo.

Liên hệ với ông Đỗ Văn Tiếu, chủ xí nghiệp may Sarlanter ở tỉnh Vladimir, cách thủ đô Moscow khoảng 200km để được đến thăm xí nghiệp, ông vui vẻ nhận lời ngay. Bởi theo ông, các công nhân ở đây sẽ rất phấn khởi, khi qua báo chí, những hình ảnh thực tế về môi trường làm việc, nơi ăn, ở của họ sẽ được chuyển tải về trong nước và người thân của họ ở Việt Nam thấy được, sẽ yên tâm hơn.

Ông Đỗ Văn Tiếu, chủ xí nghiệp may Sarlanter kiểm tra sản phẩm trong xưởng.

Vừa dẫn chúng tôi vào thăm xưởng, ông Tiếu vừa giới thiệu: Xí nghiệp đi vào hoạt động từ năm 2009 và hiện nay có 65 công nhân Việt Nam. Năm nay xí nghiệp kỷ niệm 10 năm thành lập và phát triển. Mục tiêu của xí nghiệp là làm sao sản xuất phát triển, công nhân có thu nhập, đời sống được đảm bảo, tinh thần vui vẻ, đoàn kết. Vì vậy, về tổ chức sản xuất, xí nghiệp đầu tư mặt bằng thông thoáng, sạch sẽ và an toàn, đầu tư máy móc hiện đại, sau 3-4 năm lại thay mới  để cho năng suất cao hơn.

Trong xưởng có trang bị hệ thống thông báo và cứu hỏa tự động. Sản phẩm chủ yếu của xưởng là quần áo thể thao thương hiệu Sarlanter của chính xí nghiệp và chất lượng tốt, nên giá bán cao hơn các xưởng khác. Nhờ có thương hiệu, việc tiêu thụ ổn định, nên xí nghiệp không đủ hàng để bán. Còn đời sống của công nhân thì luôn được xí nghiệp quan tâm.

Ông Đỗ Văn Tiếu cho biết: "Về đời sống, chúng tôi chú trọng cho công nhân ăn đầy đủ, sạch sẽ, đủ năng lượng làm việc. Chỗ ăn ở thoáng mát, sạch sẽ. Sử dụng thời gian có ích, hoạt động thể thao, hát, trang điểm, làm đẹp để công nhân sau một thời gian làm việc ở chỗ chúng tôi có một lượng tiền, có kiến thức giao tiếp, có sức khỏe tốt hơn trước, có kỷ niệm đẹp về xưởng. Khi về nước, họ phát huy kiến thức đã có, giúp chúng tôi tuyển người".

Sản phẩm mang thương hiệu Sarlanter.

Chị Lê Thị Thùy Trang, quê ở Phan Thiết, Bình Thuận đã bước sang năm thứ tư làm việc ở xí nghiệp chia sẻ với chúng tôi: "Chỗ ở sạch sẽ, chỗ làm sạch sẽ, công việc ổn định, thu nhập ổn định, tùy theo sức của mình. Ai sang cũng mong có đồng lương để giúp đỡ gia đình. Ngoài ăn uống, lương của tôi là 700 USD. Lúc đầu tôi dự định đi một kỳ 3 năm rồi về, nhưng bây giờ cuộc sống ổn định, nên ở thêm một kỳ nữa".

Xí nghiệp Sarlanter của ông Đỗ Văn Tiếu còn có 4 cán bộ người Nga và họ am hiểu luật pháp của nước sở tại, nên giúp cho ông rất nhiều trong các khâu về thủ tục giấy tờ cho người lao động, quy định về tài chính-kế toán, thuế, đảm bảo an ninh trật tự cho xí nghiệp.

Ông Vladimir Stepanov, giám đốc xí nghiệp cho biết: "Chúng tôi làm việc ở đây đến nay là 10 năm rồi. Mối quan hệ giữa chủ xí nghiệp và các công nhân rất tốt. Xí nghiệp đã tổ chức một số chuyến đi thăm quan thủ đô Moscow, thăm quảng trường Đỏ… Các ngày lễ, kỷ niệm của Nga và Việt Nam thường xuyên được tổ chức. Các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng bàn, cầu lông cũng thường xuyên được tổ chức. Xí nghiệp có phòng ở riêng biệt cho công nhân, có phòng ăn. Gần đây còn có cửa hàng và công nhân có thể mua những gì họ cần".

Cả tỉnh Vladimir có khoảng 30 xưởng may với quy mô như của ông Tiếu hoặc lớn hơn. Hiện nay xưởng may của cộng đồng người Việt tập trung nhiều ở các tỉnh Vladimir, Kaluga, Moscow, Tula và rải rác ở các tỉnh, thành phố khác của Liên bang Nga. Quy mô của mỗi xưởng từ vài chục đến vài trăm công nhân. Các xưởng tập trung nhiều về các địa phương bởi được chính quyền sở tại tạo nhiều ưu đãi.

Ông Nguyễn Văn Năm, đồng sở hữu công ty Sadotex với ông Nguyễn Thanh Thế ở tỉnh Tula, cho biết: "Tôi làm nghề may ở Nga 18 năm. Lúc trước mô hình nhỏ, từ 2005 làm lên mô hình lớn. Mở xưởng ở Tula từ 2003, anh em cùng làm, đến nay đã 15 năm. Hiện nay có khoảng 70 công nhân. Về luật pháp ở các tỉnh lân cận Moscow, chỉ tiêu cấp phép cho công nhân không bị hạn chế, mặt bằng rẻ hơn".

Theo ông Năm, kể từ 2014, sau khi EU và Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga, kinh tế  Nga gặp khó khăn, đồng rúp mất giá, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Mặc dù vậy, công ty vẫn cố gắng vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Công ty May 9-5 tổ chức cho công nhân thăm quan Quảng trường Đỏ.

Bà Đào Linh Chi, giám đốc công ty May 9-5 ở tỉnh Tula cũng nhận định, chính quyền địa phương rất tạo điều kiện về mặt bằng, thủ tục giấy tờ…cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động. Ngành may mặc được người Việt ở Nga phát triển từ nhiều năm qua, đây là công việc tốt, phù hợp với các lao động Việt Nam vì rất cần cù, chịu khó. Công ty May 9-5 rất quan tâm đến người lao động để họ gắn bó lâu dài.

Bà Đào Linh Chi nói: "Công ty rất chú trọng đời sống tinh thần cho anh, chị em. Anh, chị em đi xa nhà, để lại quê hương bố, mẹ, thậm chí cả con của mình. Có người cả hai vợ chồng đi sang đây, thiếu thốn tình cảm. Nên công ty rất quan tâm bù đắp, hàng năm có tổ chức đi thăm quan, du lịch để ngoài công việc, biết thêm nhiều nơi ở Nga".

Trò chuyện với các công nhân ở đây, họ đều cho biết, công việc và thu nhập ổn định, nơi ăn, chốn ở sạch sẽ.

Chị Trương Thị Mùi, quê ở Thái Bình, cùng với chồng, làm việc tại công ty cho biết: "Tôi sang được gần 2 năm, công việc ổn định, lương 600-700 USD, hơn ở Việt Nam. Trước đây ở trong nước, tôi làm ở công ty may Makbot, lương 6 triệu, ở đây hơn chục triệu, chúng tôi để dành được. Ngày nghỉ thì ra ngoài đi chơi, mua sắm đồ dùng cá nhân. Ngày lễ, tết liên hoan, vui vẻ…".

Hiện nay công ty May 9-5 đang tạo việc làm cho 60 lao động và có nhu cầu tuyển thêm 40 lao động, nhà xưởng và máy móc đều đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề mà bà Đào Linh Chi-giám đốc công ty hết sức trăn trở. Bởi đâu đó ở nước Nga vẫn còn hiện tượng doanh nghiệp của người Việt chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của luật pháp sở tại, điều kiện làm việc và sinh sống cho người lao động chưa đảm bảo.

Điều này khiến người lao động trong nước lo lắng, e ngại. Vì vậy công ty của bà cũng như nhiều doanh nghiệp khác đều mong muốn, các cơ quan, tổ chức đoàn thể của người Việt cả ở Nga và trong nước giới thiệu rộng rãi về những xưởng, những công ty may làm ăn hợp pháp, có giấy tờ đầy đủ để người lao động trong nước có thể sang làm việc. Hiện nay, công ty May 9-5 cũng như nhiều xưởng khác chủ yếu tuyển công nhân qua hình thức người đi trước giới thiệu cho người đi sau, cùng quê, họ hàng…giới thiệu cho nhau.

Trong bối cảnh hiện nay ở nước Nga, việc buôn bán, kinh doanh của bà con người Việt ở các chợ ngày càng khó khăn. Việc chuyển sang mô hình doanh nghiệp, đầu tư vào các ngành khác như nông nghiệp, dịch vụ hoặc duy trì và tiếp tục phát triển các công ty, xưởng may là những hướng làm ăn ổn định, mặc dù phải vượt qua không ít khó khăn. Nhưng bằng những cách này, sẽ có thể tạo thêm được nhiều việc làm cho các lao động từ trong nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu dệt may đạt gần 10 tỷ USD nhưng chưa hết khó khăn
Xuất khẩu dệt may đạt gần 10 tỷ USD nhưng chưa hết khó khăn

VOV.VN - Ngành dệt may ần phải có sự đầu tư để làm sao đáp ứng được nhu cầu một cách lâu dài, một cách bền vững không bị trồi sụt.

Xuất khẩu dệt may đạt gần 10 tỷ USD nhưng chưa hết khó khăn

Xuất khẩu dệt may đạt gần 10 tỷ USD nhưng chưa hết khó khăn

VOV.VN - Ngành dệt may ần phải có sự đầu tư để làm sao đáp ứng được nhu cầu một cách lâu dài, một cách bền vững không bị trồi sụt.

Nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may tăng nhanh
Nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may tăng nhanh

VOV.VN - Nhiều khả năng tới năm 2030 - 2035, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may sẽ đạt mức 65% - 68%.

Nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may tăng nhanh

Nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may tăng nhanh

VOV.VN - Nhiều khả năng tới năm 2030 - 2035, tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may sẽ đạt mức 65% - 68%.

Hàng điện tử và dệt may Việt Nam thêm cơ hội từ chiến tranh thương mại
Hàng điện tử và dệt may Việt Nam thêm cơ hội từ chiến tranh thương mại

VOV.VN -Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt, ngành hàng điện tử và dệt may của Việt Nam có thể hưởng lợi từ chiến tranh thương mại.

Hàng điện tử và dệt may Việt Nam thêm cơ hội từ chiến tranh thương mại

Hàng điện tử và dệt may Việt Nam thêm cơ hội từ chiến tranh thương mại

VOV.VN -Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt, ngành hàng điện tử và dệt may của Việt Nam có thể hưởng lợi từ chiến tranh thương mại.

Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may ngày càng...khó tính
Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may ngày càng...khó tính

VOV.VN - Sản phẩm dệt may sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cao, liên quan đến xuất xứ nguồn nguyên liệu, quy trình xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may ngày càng...khó tính

Thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may ngày càng...khó tính

VOV.VN - Sản phẩm dệt may sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cao, liên quan đến xuất xứ nguồn nguyên liệu, quy trình xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.