Hơn 330 tỷ đồng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

VOV.VN -4 loại hình cần chuyển đổi tại Hậu Giang bao gồm lúa 3 vụ, mía kém hiệu quả, vườn tạp và chăn nuôi nhỏ lẻ.

Tỉnh Hậu Giang đang triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020 (gọi tắt là đề án 1.000) nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo Đề án này sẽ có 4 loại hình cần chuyển đổi bao gồm lúa 3 vụ, mía kém hiệu quả, vườn tạp và chăn nuôi nhỏ lẻ.

Theo đó, giai đoạn 1014-2016,  tỉnh Hậu Giang sẽ chuyển đổi 1.000 ha lúa 3 vụ sang 2 lúa - 1 màu hoặc 2 lúa - 1 thủy sản; Chuyển đổi 1.000 ha mía kém hiệu quả sang cây ăn quả kết hợp trồng rau màu - thủy sản - chăn nuôi; Chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, có thế mạnh của tỉnh; Hỗ trợ, chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ, manh mún sang áp dụng mô hình đệm lót sinh học, chuồng trại khép kín, an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường và tận thu khí sinh học làm chất đốt.


Chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.
Dự kiến kinh phí đầu tư thực hiện đề án 1.000 trong giai đoạn này khoảng 334 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất là  275 tỷ đồng, chủ yếu là vốn tự có và vốn vay tín dụng của tổ chức, cá nhân tham gia Đề án, với sự hỗ trợ của nhà nước về lãi suất vay ngân hàng, xây dựng mô hình trình diễn và 30% chi phí đầu tư cho đệm lót sinh học.

Sau khi hoàn thành việc chuyển đổi ở giai đoạn này, tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình ra trên địa bàn toàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2020, sẽ chuyển đổi được gần 2.700 ha diện tích lúa 3 vụ sang cơ cấu 2 lúa - 1 màu hoặc thủy sản; 4.000 ha mía kém hiệu quả sang cây trồng khác, kết hợp chăn nuôi; Cải tạo được khoảng 7.900 ha diện tích vườn tạp. Riêng tỷ lệ đàn gia cầm nuôi tập trung trang trại sẽ chiếm 70%.

Ông Nguyễn Văn Đồng- Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, đây là một Đề án thí điểm chuẩn bị được đúc kết để nhân rộng trong giai đoạn 2016-2020, do đó chỉ rút gọn trong địa điểm 11 xã điểm nông thôn mới. Riêng trong năm 2014 đề án sẽ được triển khai từ 30% - 50%, còn lại sẽ được thực hiện trong các năm 2015 và 2016./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp tăng thu nhập
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp tăng thu nhập

VOV.VN - Toàn vùng ĐBSCL đến nay đã chuyển đổi trên 87.000 ha đất trồng lúa sang trồng các loại cây con khác.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp tăng thu nhập

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp tăng thu nhập

VOV.VN - Toàn vùng ĐBSCL đến nay đã chuyển đổi trên 87.000 ha đất trồng lúa sang trồng các loại cây con khác.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng - nhiều câu hỏi chưa có lời giải
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng - nhiều câu hỏi chưa có lời giải

VOV.VN - Giữ lại 3,8 triệu ha đất lúa hay chuyển đổi dần sang trồng cây khác? Câu hỏi rất lớn vẫn chưa có lời giải.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng - nhiều câu hỏi chưa có lời giải

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng - nhiều câu hỏi chưa có lời giải

VOV.VN - Giữ lại 3,8 triệu ha đất lúa hay chuyển đổi dần sang trồng cây khác? Câu hỏi rất lớn vẫn chưa có lời giải.