Tăng trưởng Quý 1 của TP.HCM thấp có phần do sự trì trệ của bộ máy hành chính?

VOV.VN - Tăng trưởng quý 1 của TP.HCM chỉ đạt 0,7% so với cùng kỳ năm 2022, nằm ở nhóm cầm đèn đỏ của cả nước. Do đó, thành phố cần phải nhìn lại “phác đồ” đưa ra, đánh giá và có giải pháp tăng tốc trong 3 quý còn lại.

Đó là chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý 1 và nhiệm vụ, giải pháp quý 2 năm 2023.

GRDP Quý 1 của TP.HCM chỉ 0,7%

Theo Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.HCm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Quý 1 ước đạt hơn 360.600 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,6%. Có 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm, trong đó kinh doanh bất động sản giảm 16,2%. Điểm sáng là ngành buôn bán lẻ, tài chính ngân hàng, dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng. Trong Quý 1, TP chỉ giải ngân được 2% vốn đầu tư công.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, trong 3 năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vẫn diễn biến phức tạp, khó lường; các hoạt động của TP cũng vì thế mà bị ảnh hưởng không ít. Năm 2023, dù TP đã lường trước những khó khăn phải đối mặt và đề ra nhiều kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhưng kết quả tăng trưởng GRDP quý 1 chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Văn Nên chỉ ra một số nguyên nhân khiến cho “sức khỏe” của kinh tế TP.HCM chưa thực sự phục hồi sau cơn "bạo bệnh" và đề nghị từng ngành, từng lĩnh vực đánh giá một cách nghiêm túc nhất những việc đã làm, nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy kinh tế TP phát triển trong thời gian tới.

“Chúng ta quản lý, đã làm gì, làm hết sức mình chưa, những "phác đồ" đưa ra đã làm hết chưa hay còn gì nữa? Với quyết tâm đó phải làm sao để 3 "trận" còn lại phải bù những gì trong Quý 1 đã bị giảm sâu, góp phần cho thành công chung của năm nay và các năm còn lại”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nói.

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, có giải pháp hấp thụ vốn

Theo TS. Trần Du Lịch, tình hình thực tế Quý 1 diễn biến xấu hơn so với dự báo, từ khi có Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị vào năm 1982, lần đầu tiên TP.HCM có mức tăng trưởng chỉ 0,7% - nằm ở nhóm "đèn đỏ", đây là điều khá bất ngờ.

Ông Lịch cho rằng, qua phân tích có nguyên nhân khách quan, Quý 4/2022 là thời điểm phục hồi “như lò xo" sau đại dịch, và rất không may cho nền kinh tế Việt Nam là trong Quý 4 có hai tác động lớn, bên ngoài là biến động thị trường tài chính thế giới, bên trong việc chấn chỉnh thị trưởng bất động sản và thị trường tài chính. TP.HCM là địa bàn bị tác động mạnh nhất trong cả nước bởi 2 yếu tố này.

Về mặt chủ quan, TS. Trần Du Lịch chỉ rõ 3 nguyên nhân khiến tăng trưởng quý 1 thấp, đó là: giải ngân đầu tư công thấp; điểm nghẽn về vốn, hấp thụ vốn và thị trường nội địa doanh thu dịch vụ thấp. Từ đó, ông Trần Du Lịch đề nghị cần phải cải thiện ngay trong thời gian tới, đặc biệt là phải giải quyết cho được sự trì trệ của bộ máy hành chính. Thuận lợi là tình hình hiện nay đã khả quan hơn và TP có thể tăng trưởng mạnh hơn trong giai đoạn cuối Quý 2 và Quý 3.

“Trong những tháng tới, chúng ta giải quyết điểm "cốt tử" về trì trệ của toàn bộ bộ máy hành chính, phải tháo gỡ tất cả để vốn vào được nền kinh tế. Và chúng ta không nói chung chung mà phải công khai, minh bạch toàn bộ vấn đề. Đây là điểm mấu chốt để tạo niềm tin và khi doanh nghiệp có niềm tin thì chúng ta sẽ phát triển”, TS. Trần Du Lịch chỉ rõ.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, hiện nay TP đang tồn tại 2 nhóm doanh nghiệp là nhóm cầm cự để hoạt động bởi nhu cầu sụt giảm, hàng tồn kho, vấn đề thanh khoản… Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp cố gắng xoay sở và ấp ủ các giải pháp dài hạn. Tuy nhiên, do lãi suất cao và vướng mắc trong thế chấp đất đai khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn. Do đó, ông Nguyễn Ngọc Hòa mong TP sớm có chương trình kích cầu để doanh nghiệp triển khai ngay kế hoạch phục hồi. Ngoài ra, TP.HCM cần xúc tiến, mở rộng các thị trường mới như Nam Mỹ, Trung Đông…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần nhiều động lực hơn cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2023
Cần nhiều động lực hơn cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2023

VOV.VN - Toàn nền kinh tế phát huy động lực, quản trị rủi ro hiệu quả, linh hoạt trong điều hành giá,… kinh tế Quý I vẫn có thể là nền tảng tốt, là điểm tựa để đạt mục tiêu tăng trưởng cho cả năm.

Cần nhiều động lực hơn cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2023

Cần nhiều động lực hơn cho tăng trưởng kinh tế cả năm 2023

VOV.VN - Toàn nền kinh tế phát huy động lực, quản trị rủi ro hiệu quả, linh hoạt trong điều hành giá,… kinh tế Quý I vẫn có thể là nền tảng tốt, là điểm tựa để đạt mục tiêu tăng trưởng cho cả năm.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công sẽ góp phần tạo sức bật tăng trưởng kinh tế. Xác định rõ điều này, ngay trong những tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đã tập trung nhiều giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch giải ngân nguồn vốn đầu tư công đạt kết quả cao nhất.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công sẽ góp phần tạo sức bật tăng trưởng kinh tế. Xác định rõ điều này, ngay trong những tháng đầu năm nay, tỉnh Sơn La đã tập trung nhiều giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch giải ngân nguồn vốn đầu tư công đạt kết quả cao nhất.

Kinh tế Hà Nội tháng 2 tiếp tục có bước tăng trưởng khá
Kinh tế Hà Nội tháng 2 tiếp tục có bước tăng trưởng khá

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 2 đạt 1.247 triệu USD, tăng 17,2% so với tháng 02/2022 (cùng kỳ tăng 53%). Lũy kế 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.301 triệu USD, giảm 4,8% (cùng kỳ tăng 30,9%).

Kinh tế Hà Nội tháng 2 tiếp tục có bước tăng trưởng khá

Kinh tế Hà Nội tháng 2 tiếp tục có bước tăng trưởng khá

VOV.VN - Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 2 đạt 1.247 triệu USD, tăng 17,2% so với tháng 02/2022 (cùng kỳ tăng 53%). Lũy kế 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.301 triệu USD, giảm 4,8% (cùng kỳ tăng 30,9%).