Hợp tác xã nông nghiệp phát huy hiệu quả thúc đẩy kinh tế hộ

VOV.VN - Thu mua nông sản sau đó bán cho doanh nghiệp, các hợp tác xã đã tạo nên chuỗi liên kết nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

Những năm gần đây, nhờ củng cố bộ máy tập trung chuyển đổi mô hình hoạt động, linh hoạt trong sản xuất- kinh doanh, nên nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Các HTX này đã giúp người dân trong việc bao tiêu sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế… từ đó bà con cũng yên tâm sản xuất.

Mấy năm về trước, gia đình bà Đỗ Thị Lý ở thôn Đông Bình, xã Bình Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam chủ yếu chỉ trồng khoai lang và một ít lúa, thu nhập không đáng kể, cuộc sống khó khăn. Năm nay, bà Lý đã chuyển qua trồng đậu phụng và cho hiệu quả kinh tế khá cao. Theo bà Lý, với hơn 1 ha đậu phụng, khi thu hoạch HTX Tổng hợp Thuận An bao tiêu sản phẩm đầu ra nên gia đình bà không phải lo lắng.

“Từ khi chuyển qua trồng đậu phụng, gia đình thấy có hiệu quả hơn bởi mỗi năm thu nhập khoảng được 100 triệu đồng. Là thành viên HTX Tổng hợp Thuận An nên đậu phụng các hộ thu hoạch được bao nhiêu, bán lại cho HTX bao tiêu sản phẩm nên bà con yên tâm sản xuất”, bà Lý cho biết.

Ông Phan Văn Đào, Phó Giám đốc HTX Thuận An cho biết, sẽ tập huấn nông dân ứng dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất.

Trong 2 năm qua, HTX Tổng hợp Thuận An, ở xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng dây chuyên sản xuất dầu phụng. Bước đầu, HTX thực hiện thí điểm trên diện tích 35ha đất tại xã Tam Giang, bằng cách liên kết sản xuất với nông dân địa phương, thu mua và chế biến sản phẩm...

Ông Phan Văn Đào, Phó Giám đốc HTX Tổng hợp Thuận An cho biết, về lâu dài, HTX sẽ hướng dẫn nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất như tưới tiêu nước hợp lý, hạn chế thuốc hóa học, sử dụng chế phẩm sinh học. Đồng thời, hỗ trợ giống, phân bón, bao bì, nhãn mác, đăng ký thương hiệu; trang thiết bị phục vụ sản xuất cho bà con.

Cũng theo ông Đào, hướng sắp tới của HTX còn xây dựng mô hình sản xuất khoảng 70ha cây đậu phụng; xây dựng nhà xưởng sơ chế, bảo quản và sản xuất, đóng gói sản phẩm.

“HTX đi vào hoạt động được 2 năm và bước đầu đã có hiệu quả khi nguồn ra đảm bảo và người dân địa phương bắt đầu tin dùng sản phẩm của HTX. HTX tập trung diện tích của một số bà con để trồng đậu phụng, sau đó được cán bộ kỹ thuật của huyện về tập huấn tiến bộ khoa học, bà con nhanh chóng áp dụng vào sản xuất cho đậu phụng có năng suất cao, giá cả ổn định. Sắp tới HTX phải mở rộng diện tích và hướng sản phẩm theo tiêu chí OCOP. So với mặt bằng chung hiện nay, trồng đậu phụng hiệu quả hơn cây lúa, nếu được chính quyền địa phương các cấp hỗ trợ các thiết bị và quảng bá sản phẩm, tin chắc sản phẩm sẽ được thị trường đón nhận tốt hơn”, ông Đào chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết, tại huyện Núi Thành có 20 HTX sản xuất nông nghiệp. Trong đó, có nhiều HTX phát huy hiệu quả như HTX sản xuất dầu mè đen ở xã Tam Hiệp, HTX đậu phụng xã Tam Giang… Địa phương sẽ tham mưu cho cho các ngành chức năng tỉnh, giúp xây dựng thương hiệu; quảng bá giới thiệu để sản phẩm đậu phụng tiếp cận ra thị trường.

“Huyện đang tập trung phát triển ít nhất mỗi địa phương có 1sản phẩm đi theo quy trình OCOP để nâng cao giá trị sản phẩm. Những HTX đã chứng tỏ được sự liên kết chặt chẽ với các hộ dân. Trách nhiệm của huyện sẽ tham mưu cho tỉnh, quảng bá và tỉnh sẽ có chương trình cụ thể về quảng bá sản phẩm của các địa phương, như thế sản phẩm sẽ có cơ hội mở rộng thị trường”, ông Thịnh quả quyết.

Đến nay, tỉnh Quảng Nam có khoảng 250 HTX nông nghiệp được chuyển đổi và được thành lập mới. Ngoài việc thực hiện tốt những gói dịch vụ theo yêu cầu của hộ thành viên như thủy lợi, làm đất, cung ứng vật tư phân bón…, hầu hết các HTX này đã vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương và tỉnh, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ông Mai Đình Lợi, Chi Cục trưởng, Chi Cục phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam tự hào cho biết, trong thời gian qua, tỉnh đang có cơ chế chính sách thu hút xây dựng HTX bằng việc hỗ trợ vốn vay, xây dựng cơ sở vật chất. Đến nay, các HTX đều làm ăn khá, giúp được cho người dân nâng cao đời sống, có HTX còn tham gia chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm OCOP.

“Rất nhiều HTX đã thu mua sản phẩm của người dân sau đó bán cho doanh nghiệp tạo thành chuỗi liên kết nâng cao giá trị sản phẩm. Tỉnh hiện đang khuyến khích mạnh các chuỗi liên kết như vậy, đồng thời tiếp tục hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị sản xuất trong thu mua nông sản cho người nông dân”, ông Lợi khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hợp tác xã phi nông nghiệp khó thu hút vốn đầu tư
Hợp tác xã phi nông nghiệp khó thu hút vốn đầu tư

VOV.VN - Rào cản lớn nhất để các HTX phi nông nghiệp trong cả nước bứt phá chính là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay.

Hợp tác xã phi nông nghiệp khó thu hút vốn đầu tư

Hợp tác xã phi nông nghiệp khó thu hút vốn đầu tư

VOV.VN - Rào cản lớn nhất để các HTX phi nông nghiệp trong cả nước bứt phá chính là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay.

Đà Nẵng có nhiều chính sách đột phá hỗ trợ hợp tác xã phát triển
Đà Nẵng có nhiều chính sách đột phá hỗ trợ hợp tác xã phát triển

VOV.VN - Trong 15 năm qua, thành phố Đà Nẵng ban hành nhiều chính sách có tính đột phá để hỗ trợ hợp tác xã phát triển.

Đà Nẵng có nhiều chính sách đột phá hỗ trợ hợp tác xã phát triển

Đà Nẵng có nhiều chính sách đột phá hỗ trợ hợp tác xã phát triển

VOV.VN - Trong 15 năm qua, thành phố Đà Nẵng ban hành nhiều chính sách có tính đột phá để hỗ trợ hợp tác xã phát triển.

Các mô hình hợp tác xã dần được nâng chất, bám sát nhu cầu thị trường
Các mô hình hợp tác xã dần được nâng chất, bám sát nhu cầu thị trường

VOV.VN - Các mô hình kinh tế hợp tác dần được nâng chất và có chiến lược sản xuất kinh doanh đúng hướng, bám sát nhu cầu của thị trường

Các mô hình hợp tác xã dần được nâng chất, bám sát nhu cầu thị trường

Các mô hình hợp tác xã dần được nâng chất, bám sát nhu cầu thị trường

VOV.VN - Các mô hình kinh tế hợp tác dần được nâng chất và có chiến lược sản xuất kinh doanh đúng hướng, bám sát nhu cầu của thị trường