Hút đầu tư công nghệ như “leo cột mỡ”, “10 anh leo có 9 anh rơi“

VOV.VN - Nhận định của chuyên gia khi nói về việc nâng cao hàm lượng công nghệ của doanh nghiệp trong nước phù hợp với chuỗi cung cấp toàn cầu.

Tại Hội thảo công bố Báo cáo năng suất và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) công bố sáng 26/4 tại Hà Nội, ông Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm phân tích và dự báo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng, để giải bài toán chọn lọc nhà đầu tư FDI chất lượng cao cho nền kinh tế là cả một vấn đề lớn.

Theo ông Thắng, muốn có nhà đầu tư FDI tốt, cần phải có thể chế chính sách tốt, không phải chỉ là việc rà soát chính sách FDI mà quan trọng là đưa Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư chất lượng. Muốn được như vậy cần phải giải quyết một số vấn đề, trong đó có việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào Việt Nam trong dài hạn; sẵn sàng đáp ứng cho các nhà đầu tư FDI chất lượng cao về hạ tầng cơ sở, logistics; thuận lợi hóa thương mại cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việt Nam cần chuyển trọng tâm thu hút FDI từ số lượng sang chất lượng. (Ảnh minh họa: KT)

Đặc biệt, khi luồng đầu tư FDI vào Việt Nam phát triển mạnh và vận động liên tục, hệ thống hải quan phải đáp ứng được nhanh bởi các kỹ năng mang tính nền tảng. Các khâu cung ứng trong nước cần phải nâng cao hàm lượng công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tuy nhiên ông Thắng cũng quan ngại về việc đầu tư công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Bởi theo ông Thắng, để đầu tư phát triển công nghệ rất cần có những doanh nhân công nghệ dám dấn thân. Nhưng hiện nay, đầu tư cho công nghệ luôn đứng số 1 trong những lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và rủi ro.

“Nguyên tắc trong đầu tư công nghệ như trò chơi leo cột mỡ, 10 anh leo thì có đến 9 anh rơi. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp thiết bị, phụ tùng cho các doanh nghiệp FDI không nhiều. Rủi ro nhất là khi các doanh nghiệp FDI thường yêu cầu các đơn hàng rất lớn, lãi suất rất to nhưng chỉ cần một lý do nhỏ nào đó, họ sẵn sàng từ chối là bao nhiêu công sức đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vứt đi hết”, ông Thắng chia sẻ.

Do đó, ông Thắng đưa ra giải pháp đó là thay đổi xác xuất tỷ lệ đầu tư thất bại bằng hệ sinh thái lớn hơn. Cụ thể là thay bằng để 10 doanh nghiệp đầu tư công nghệ thì tăng lên 1.000 doanh nghiệp đầu tư, để nếu có 900 doanh nghiệp rơi rụng vẫn có 100 doanh nghiệp còn lại và tạo ra hiệu ứng lan tỏa lớn cho nền kinh tế.

Hội thảo công bố Báo cáo năng suất và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Báo cáo năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, chỉ số cạnh tranh công nghiệp, xuất khẩu công nghiệp chế tạo và chỉ số lợi thế so sánh hữu hiệu của Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục được cải thiện so với các nước trong khu vực. Trong một số chỉ tiêu như tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị đầu tư hoặc doanh thu, Việt Nam vượt trội so với Ấn Độ và Bangladesh.

Tuy nhiên, các chỉ số hiệu suất công nghiệp chế biến, chế tạo khác, đặc biệt là năng suất lao động… Việt Nam tụt lại so với các nước so sánh. Năng suất lao động ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/4 năng suất lao động của Trung Quốc và Malaysia, bằng 1/3 năng suất lao động của Indonesia và Philippines, bằng 1/2 của Ấn Độ và Thái Lan  và chỉ bằng 7% so với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chính vì thế, Báo cáo khuyến nghị Việt Nam nên ưu tiên nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân trong nước, giai đoạn phát triển tiếp theo như một phần không thể thiếu trong cải cách về đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong đó, Việt Nam cần chuyển trọng tâm thu hút FDI từ số lượng sang chất lượng và gia tăng liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI. Đồng thời phát triển hệ sinh thái chuyển dịch lên các mức cao hơn trong các chuỗi giá trị địa phương và toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năng suất lao động nhóm ngành nông nghiệp thấp nhất nền kinh tế
Năng suất lao động nhóm ngành nông nghiệp thấp nhất nền kinh tế

VOV.VN - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, khối doanh nghiệp tư nhân tăng lương khá sát với mức tăng năng suất lao động.

Năng suất lao động nhóm ngành nông nghiệp thấp nhất nền kinh tế

Năng suất lao động nhóm ngành nông nghiệp thấp nhất nền kinh tế

VOV.VN - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, khối doanh nghiệp tư nhân tăng lương khá sát với mức tăng năng suất lao động.

Sụt giảm năng suất lao động khiến tăng trưởng GDP Việt Nam giảm sút
Sụt giảm năng suất lao động khiến tăng trưởng GDP Việt Nam giảm sút

VOV.VN - Sự sụt giảm trong năng suất lao động là nguyên nhân làm giảm sút tăng trưởng GDP của Việt Nam, từ sau các năm từ 2003 - 2013.

Sụt giảm năng suất lao động khiến tăng trưởng GDP Việt Nam giảm sút

Sụt giảm năng suất lao động khiến tăng trưởng GDP Việt Nam giảm sút

VOV.VN - Sự sụt giảm trong năng suất lao động là nguyên nhân làm giảm sút tăng trưởng GDP của Việt Nam, từ sau các năm từ 2003 - 2013.

Tăng năng suất lao động: Đánh giá chung chung, không thể có giải pháp
Tăng năng suất lao động: Đánh giá chung chung, không thể có giải pháp

VOV.VN - Lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp cần dựa trên những tính toán cụ thể về năng suất lao động để có thể tăng trưởng bền vững.

Tăng năng suất lao động: Đánh giá chung chung, không thể có giải pháp

Tăng năng suất lao động: Đánh giá chung chung, không thể có giải pháp

VOV.VN - Lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp cần dựa trên những tính toán cụ thể về năng suất lao động để có thể tăng trưởng bền vững.