IMF hạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,6%

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc trong năm 2022 và 2023, chỉ đạt khoảng 3,6%, thấp hơn mức đưa ra hồi đầu năm nay.

Trong bản Báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy yếu trong cả năm nay và năm 2023, trong khi lạm phát tiếp tục ở mức cao. Bên cạnh những bất ổn gây ra bởi đại dịch Covid-19 và sự đứt gãy chuỗi cung ứng, cuộc xung đột Nga - Ukraine được coi là rủi ro chính, ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu.

IMF dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm 2023 sẽ chỉ đạt 3,6%, giảm lần lượt 0,8 và 0,2 điểm % so với mức dự báo được đưa ra hồi tháng 1/2022. Tăng trưởng trung hạn cũng sẽ giảm xuống mức 3,3% - thấp hơn so với mức trung bình 4,1% trong giai đoạn từ 2004 - 2013.

Ông Pierre-Olivier Gourinchas, Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF nêu ra 3 lý do chính cho sự sụt giảm này. Thứ nhất, cuộc chiến Ukraine - Nga đang làm tăng giá năng lượng và hàng hóa trên thế giới, dẫn đến sản lượng ít hơn và lạm phát nhiều hơn. Lạm phát cao hơn ở hầu hết các quốc gia và dự kiến ​​sẽ còn kéo dài. Thứ hai là sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc với việc đóng cửa thường xuyên hơn do đại dịch Covid-19. Ngoài ra, áp lực giá cả gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới khiến các ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt kiểm soát chính sách tiền tệ.

"Cuộc xung đột tại Ukraine là diễn biến mới nhất trong chuỗi cú sốc nguồn cung đã làm nền kinh tế toàn cầu điêu đứng trong những năm gần đây. Giống như sóng địa chấn, ảnh hưởng của nó sẽ lan truyền sâu rộng thông qua thị trường hàng hóa, liên kết thương mại và tài chính", ông Pierre Olivier Gourinchas nhấn mạnh.

Theo IMF, sự đứt gãy nguồn cung nhiều loại hàng hóa quan trọng như nông sản, nhiên liệu, kim loại từ Nga và Ukraine sẽ khiến giá cả liên tục tăng mạnh. Tỷ lệ lạm phát tại các nền kinh tế phát triển sẽ ở mức 5,7%, còn các nền kinh tế đang phát triển mới nổi là 8,7% trong năm nay, cao hơn đáng kể so với dự báo đưa ra trước đó. Các quốc gia châu Âu và các thị trường mới nổi, được coi là nhóm đối tượng dễ chịu tổn thương hơn cả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

IMF: Nga có thể vỡ nợ, song không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu
IMF: Nga có thể vỡ nợ, song không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu

VOV.VN - Các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã tác động “nghiêm trọng” tới nền kinh tế Nga, có thể gây ra một cuộc suy thoái mạnh trong năm nay.

IMF: Nga có thể vỡ nợ, song không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu

IMF: Nga có thể vỡ nợ, song không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu

VOV.VN - Các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã tác động “nghiêm trọng” tới nền kinh tế Nga, có thể gây ra một cuộc suy thoái mạnh trong năm nay.

IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống còn 4,4%
IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống còn 4,4%

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống 4,4%, giảm nửa điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2021.

IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống còn 4,4%

IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống còn 4,4%

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống 4,4%, giảm nửa điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2021.

IMF hạ triển vọng tăng trưởng, cảnh báo lạm phát toàn cầu
IMF hạ triển vọng tăng trưởng, cảnh báo lạm phát toàn cầu

VOV.VN - IMF cho biết những đứt gãy trong các chuỗi cung ứng và sức ép giá đang kiềm chế đà phục hồi của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19.

IMF hạ triển vọng tăng trưởng, cảnh báo lạm phát toàn cầu

IMF hạ triển vọng tăng trưởng, cảnh báo lạm phát toàn cầu

VOV.VN - IMF cho biết những đứt gãy trong các chuỗi cung ứng và sức ép giá đang kiềm chế đà phục hồi của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19.

IMF muốn kiềm chế "sự hoang dã" của thị trường tiền số
IMF muốn kiềm chế "sự hoang dã" của thị trường tiền số

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, sự xâm lấn của tiền số không được giám sát đa phương, làm dấy lên mối lo ngại về sự hỗn loạn trong hệ thống tài chính toàn cầu.

IMF muốn kiềm chế "sự hoang dã" của thị trường tiền số

IMF muốn kiềm chế "sự hoang dã" của thị trường tiền số

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, sự xâm lấn của tiền số không được giám sát đa phương, làm dấy lên mối lo ngại về sự hỗn loạn trong hệ thống tài chính toàn cầu.

IMF thông qua gói hỗ trợ lớn nhất lịch sử giúp các nước đương đầu COVID-19
IMF thông qua gói hỗ trợ lớn nhất lịch sử giúp các nước đương đầu COVID-19

Ngày 2/8 (giờ Mỹ), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông qua một gói hỗ trợ nguồn tài chính lớn nhất lịch sử tổ chức này, trị giá lên tới 650 tỷ USD. Mục đích của gói này là để giúp các nước đang đối mặt với tình trạng nợ gia tăng và sụt giảm kinh tế vì đại dịch COVID-19.

IMF thông qua gói hỗ trợ lớn nhất lịch sử giúp các nước đương đầu COVID-19

IMF thông qua gói hỗ trợ lớn nhất lịch sử giúp các nước đương đầu COVID-19

Ngày 2/8 (giờ Mỹ), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông qua một gói hỗ trợ nguồn tài chính lớn nhất lịch sử tổ chức này, trị giá lên tới 650 tỷ USD. Mục đích của gói này là để giúp các nước đang đối mặt với tình trạng nợ gia tăng và sụt giảm kinh tế vì đại dịch COVID-19.