IMF nâng tỷ trọng tiền Trung Quốc trong rổ tiền tệ

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây quyết định tăng tỷ trọng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) trong rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), một tài sản dự trữ quốc tế.

Động thái này được đánh giá là sẽ giúp nâng cao vị thế và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa của đồng tiền này.

Theo thông báo đăng tải ngày 15/5 trên trang web chính thức, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC, tức Ngân hàng Trung ương) cho biết, quyết định tăng tỷ trọng đồng nhân dân tệ (CNY) được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố mới đây khi xem xét các loại tiền tệ tạo nên giá trị của Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).

Đây là lần đánh giá đầu tiên kể từ khi đồng CNY gia nhập rổ tiền tệ SDR vào năm 2016, đánh dấu một mốc quan trọng trong nỗ lực quốc tế hóa tiền tệ của Trung Quốc.

Cụ thể, IMF đã nâng tỷ trọng của hai đồng tiền, là USD và CNY. Trong đó, đồng USD tăng từ 41,73% lên 43,38%, đồng CNY tăng từ 10,92% lên 12,28%. Trong khi đó, tỷ trọng của ba đồng tiền còn lại, gồm đồng Euro, đồng Yen và đồng bảng Anh bị giảm. 

Trong một tuyên bố, IMF cho biết, ban điều hành của cơ quan này đã xác định tỷ trọng dựa trên diễn biến trên thị trường tài chính và hoạt động thương mại từ năm 2017 đến năm 2021. Thành phần của rổ tiền tệ SDR không thay đổi, vẫn bao gồm USD, đồng Euro, đồng CNY, đồng Yên và bảng Anh, trong đó tỷ trọng của CNY vẫn đứng thứ ba.

Các chuyên gia Trung Quốc đánh giá, sự gia tăng tỷ trọng quan trọng này đã phản ánh vị thế quốc tế đang lên của đồng CNY và cũng là tiến bộ mới nhất trong quá trình quốc tế hóa của đồng tiền này.

Ông Chu Mậu Hoa (Zhou Maohua), nhà nghiên cứu vĩ mô của Ngân hàng Everbright Trung Quốc, khi trả lời tờ Nhật báo Kinh tế của nước này cho rằng “tỷ trọng của CNY trong rổ tiền tệ SDR tăng lên đồng nghĩa với việc đồng tiền này sẽ được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn trong thương mại quốc tế, dự trữ ngoại hối, giao dịch ngoại hối toàn cầu, đầu tư và huy động vốn”. Vai trò của CNY trong thanh quyết toán quốc tế, dự trữ, đầu tư và huy động vốn ngày càng lớn, quá trình quốc tế hóa của đồng tiền này sẽ từng bước được đẩy mạnh.

Theo nhận định của chuyên gia này, về xu hướng, Trung Quốc, với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vẫn còn nhiều dư địa để tăng tỷ trọng của CNY trong rổ tiền tệ SDR.

Được biết, rổ tiền tệ mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/8/2022 và đợt đánh giá định giá SDR tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2027.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ngày 15/5 cho biết, nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách và mở cửa thị trường tài chính, tạo môi trường thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức quốc tế đầu tư vào thị trường Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

IMF hạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,6%
IMF hạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,6%

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc trong năm 2022 và 2023, chỉ đạt khoảng 3,6%, thấp hơn mức đưa ra hồi đầu năm nay.

IMF hạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,6%

IMF hạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,6%

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc trong năm 2022 và 2023, chỉ đạt khoảng 3,6%, thấp hơn mức đưa ra hồi đầu năm nay.

IMF: Nga có thể vỡ nợ, song không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu
IMF: Nga có thể vỡ nợ, song không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu

VOV.VN - Các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã tác động “nghiêm trọng” tới nền kinh tế Nga, có thể gây ra một cuộc suy thoái mạnh trong năm nay.

IMF: Nga có thể vỡ nợ, song không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu

IMF: Nga có thể vỡ nợ, song không gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu

VOV.VN - Các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đã tác động “nghiêm trọng” tới nền kinh tế Nga, có thể gây ra một cuộc suy thoái mạnh trong năm nay.

IMF cảnh báo khủng hoảng Ukraine và lạm phát đang đe dọa kinh tế toàn cầu
IMF cảnh báo khủng hoảng Ukraine và lạm phát đang đe dọa kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Theo Giám đốc điều hành IMF, cuộc chiến của Nga ở Ukraine là một trong những yếu tố dẫn tới xuống hạng kinh tế ở 143 quốc gia mặc dù kinh tế ở hầu hết những nước này vẫn tiếp tục tăng trưởng.

IMF cảnh báo khủng hoảng Ukraine và lạm phát đang đe dọa kinh tế toàn cầu

IMF cảnh báo khủng hoảng Ukraine và lạm phát đang đe dọa kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Theo Giám đốc điều hành IMF, cuộc chiến của Nga ở Ukraine là một trong những yếu tố dẫn tới xuống hạng kinh tế ở 143 quốc gia mặc dù kinh tế ở hầu hết những nước này vẫn tiếp tục tăng trưởng.