Kẽ hở bị lợi dụng để gian lận xuất xứ hàng hóa

VOV.VN - Trước tình hình gian lận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tăng cao, Cục hải quan TP.HCM đang triển khai nhiều biện pháp để ngăn ngừa và xử lý...

Liên tục phát hiện gian lận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

2 tháng gần đây, Cục Hải quan TP HCM đã phát hiện 2 trường hợp gian lận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, điều mà trước đây chưa từng xảy ra tại Cảng Cát Lái. Doanh nghiệp vi phạm là Công ty TNHH Cao Su Talalay Việt Nam và Công  ty TNHH Thịnh Hòa.

Trong đó, Công ty Cao Su Talalay Việt Nam nhập lô hàng Trung Quốc là ruột gối bằng cao su xốp, đệm cao su, bọc đệm trị giá hơn 590 triệu đồng. Bên ngoài thùng lô hàng này ghi made in China, nhưng toàn bộ sản phẩm bên trong ghi made in Viet Nam. 

Nhân viên Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1 kiểm tra hàng gian lận xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp nhập hàng ruột gối bằng cao su xốp, đệm cao su, bọc đệm 

Còn Công  ty TNHH Thịnh Hòa nhập lô hàng áo thun và quần Jean trị giá gần 1,2 tỷ đồng có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng toàn bộ số quần áo này cũng đều ghi xuất xứ Việt Nam và Hàn Quốc. Hiện nay, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1 đang củng cố  hồ sơ để khởi tố hình sự 2 trường hợp này.

Việc doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Tuy nhiên, điều lo nhất là việc gian lận này đang ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Không những thế, nó còn ảnh hưởng tiêu cực đối với một số ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Công thương, đến hết tháng 9/2019 đã có 154 vụ phòng vệ thương mại được khởi xướng bởi 19 quốc gia, vùng lãnh thổ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. 

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp Hội May thêu đan TP.HCM cho biết, hiện nay doanh nghiệp sợ nhất là giả mạo xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Vì nó làm ảnh hưởng đến nguy tín của cả ngành và uy tín của doanh nghiệp Việt Nam.

"Nếu tình trạng giả mạo xuất xứ hàng hóa xuất khẩu xảy ra thì nước nhập khẩu có thể bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, và điều này rất nguy hiểm, gây thiệt hại cho ngành dệt may. Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng cần cần kiên quyết ngăn chặn và  xử lý  không để tình trạng này xảy ra" - ông Hồng kiến nghị.

Hệ thống văn bản pháp luật chưa chặt chẽ, chồng chéo

Hiện nay, mỗi ngày Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1 giải quyết khoảng 2.000 tờ khai hải quan hàng xuất nhập khẩu với khoảng 3.000 container xuất, nhập khẩu. Trong đó, có đến 60% hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nhân viên Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1 kiểm tra hàng may mặc nhập khẩu gian lận xuất xứ hàng hóa

Với số lượng hàng hóa lớn và yêu cầu thời gian giải quyết thông quan nhanh đang tạo áp lực cho hải quan. Trong khi, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa chặt chẽ, khó khăn cho hải quan trong công tác kiểm tra, xử lý. 

Cụ thể như: Một số nước hàng hóa xuất, nhập khẩu thì không cần xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mà doanh nghiệp tự khai C/O. Trong khi hàng xuất khẩu hiện nay có khoảng 95% tờ khai là đi luồng xanh nên hải quan rất khó kiểm tra tờ khai C/O.  

Trong khi quy định về nhãn mác hàng hóa thì chưa rõ ràng, những văn bản quy định của các bộ, ngành chức năng còn chồng chéo.

Riêng điều 10 của Nghị định 43 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa thì quy định nhãn hàng hóa nhập khẩu phải thể hiện 3 nội dung như: Tên hàng hóa, tên, địa chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa, nếu thiếu 1 trong 3 quy định này, doanh nghiệp có thể bổ sung sau bằng nhãn phụ, khi hàng hóa đã lưu thông trên thị trường. 

Vậy, hàng hóa của doanh nghiệp nhập về cảng và vận chuyển đến kho của doanh nghiệp nếu chưa lưu thông trên thị trường mà ghi không đầy đủ 3  thông tin này thì hải quan không xử lý được. Khi nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể lợi dụng kẽ hở này để trống xuất xứ hàng hóa và bổ sung sau, khi đó có thể gian lận xuất xứ hàng hóa để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu sang nước khác. 

Trước khó khăn này, ông Phan Thế Thọ, Phó Phó Đội trưởng Đội Thủ tục hàng hóa nhập khẩu - Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1 kiến nghị trong sửa đổi, bổ sung Nghị định 43 sắp tới cần quy định các doanh nghiệp phải ghi đầy đủ các nội dung nhãn mác trước khi được thông quan hàng hóa.

Và Nghị định 43 cũng cần bỏ nội dung - khi doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường lưu thông được bổ sung ghi nhãn phụ vì điều này hải quan không kiểm soát được. Nghị định 43 phải ghi rõ hơn để hải quan đối chiếu, xem doanh nghiệp vi phạm vấn đề nào để có hướng xử lý ngay cửa khẩu.

Theo số liệu của Bộ Công thương, đến hết tháng 9/2019 đã có 154 vụ phòng vệ thương mại được khởi xướng bởi 19 quốc gia, vùng lãnh thổ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. 

Trước nguy cơ gian lận xuất xứ hàng hóa ngày càng gia tăng này, Tổng Cục Hải quan đã có công văn chỉ đạo, hướng dẫn hải quan các cấp tăng cường kiểm tra, xác định xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp...

Cục Hải quan TP HCM cũng đã có kế hoạch trọng điểm chống hàng lậu, đặc biệt là chống giả mạo xuất xứ hàng hóa và chuyển tải bất hợp pháp. Trong đó, hướng đến các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc và các doanh nghiệp nhập khẩu các linh kiện giản đơn để lắp ráp và xuất khẩu qua các nước thứ 3 như Mỹ, châu Âu...

Ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM cho biết, hiện Cục đang theo dõi chặt chẽ việc nhập khẩu một số mặt hàng trọng điểm có kim ngạch xuất nhập khẩu thay đổi đột biến, nhập khẩu từ các thị trường có rủi ro cao để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra năng lực sản xuất của doanh nghiệp nhằm ngăn chặn và xử lý việc giả mạo xuất xứ hàng hóa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bị “tố” nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác, ông chủ Seven.AM nói gì?
Bị “tố” nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác, ông chủ Seven.AM nói gì?

VOV.VN - Trước nghi vấn Seven.AM nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác, ông chủ quản lý thương hiệu này, Nguyễn Vũ Hải Anh xác nhận có nhập hàng từ Trung Quốc.

Bị “tố” nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác, ông chủ Seven.AM nói gì?

Bị “tố” nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác, ông chủ Seven.AM nói gì?

VOV.VN - Trước nghi vấn Seven.AM nhập hàng Trung Quốc rồi cắt mác, ông chủ quản lý thương hiệu này, Nguyễn Vũ Hải Anh xác nhận có nhập hàng từ Trung Quốc.

Mỹ loại 44 mặt hàng Trung Quốc khỏi đợt đánh thuế mới
Mỹ loại 44 mặt hàng Trung Quốc khỏi đợt đánh thuế mới

VOV.VN - Chính quyền Trump sẽ miễn cho một số sản phẩm nội thất gia đình, đồ dùng trẻ em… khỏi chịu thuế quan 10% trong đợt đánh thuế từ 1/9/2019.

Mỹ loại 44 mặt hàng Trung Quốc khỏi đợt đánh thuế mới

Mỹ loại 44 mặt hàng Trung Quốc khỏi đợt đánh thuế mới

VOV.VN - Chính quyền Trump sẽ miễn cho một số sản phẩm nội thất gia đình, đồ dùng trẻ em… khỏi chịu thuế quan 10% trong đợt đánh thuế từ 1/9/2019.

Seven.AM bị nghi bán hàng Trung Quốc: Ông Nguyễn Vũ Hải Anh rút khỏi công ty?
Seven.AM bị nghi bán hàng Trung Quốc: Ông Nguyễn Vũ Hải Anh rút khỏi công ty?

VOV.VN - Ông Nguyễn Vũ Hải Anh cho biết rút khỏi công ty sở hữu thương hiệu thời trang Seven.AM từ lâu, tuy nhiên, ông này vẫn nắm 60% cổ phần tại đây.

Seven.AM bị nghi bán hàng Trung Quốc: Ông Nguyễn Vũ Hải Anh rút khỏi công ty?

Seven.AM bị nghi bán hàng Trung Quốc: Ông Nguyễn Vũ Hải Anh rút khỏi công ty?

VOV.VN - Ông Nguyễn Vũ Hải Anh cho biết rút khỏi công ty sở hữu thương hiệu thời trang Seven.AM từ lâu, tuy nhiên, ông này vẫn nắm 60% cổ phần tại đây.

Asanzo không gian lận xuất xứ hàng hoá theo kết luận VCCI?
Asanzo không gian lận xuất xứ hàng hoá theo kết luận VCCI?

VOV.VN - Sản phẩm điện tử của Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu ghi “sản xuất tại Việt Nam” là đúng quy định.

Asanzo không gian lận xuất xứ hàng hoá theo kết luận VCCI?

Asanzo không gian lận xuất xứ hàng hoá theo kết luận VCCI?

VOV.VN - Sản phẩm điện tử của Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu ghi “sản xuất tại Việt Nam” là đúng quy định.

Kết luận 'Asanzo không gian lận xuất xứ hàng hóa', Chủ tịch VCCI nói gì?
Kết luận 'Asanzo không gian lận xuất xứ hàng hóa', Chủ tịch VCCI nói gì?

VOV.VN - Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có những trao đổi thẳng thắn về kết luận của VCCI đối với Asanzo.

Kết luận 'Asanzo không gian lận xuất xứ hàng hóa', Chủ tịch VCCI nói gì?

Kết luận 'Asanzo không gian lận xuất xứ hàng hóa', Chủ tịch VCCI nói gì?

VOV.VN - Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có những trao đổi thẳng thắn về kết luận của VCCI đối với Asanzo.

Đặt hàng Nhật, nhận hàng Trung Quốc, người tiêu dùng biết kêu ai?
Đặt hàng Nhật, nhận hàng Trung Quốc, người tiêu dùng biết kêu ai?

VOV.VN - Quảng cáo là hàng Nhật, hàng Mỹ, hàng Pháp nhưng thực tế khi giao hàng, người tiêu dùng nhận được và phát hiện ra là hàng Trung Quốc. 

Đặt hàng Nhật, nhận hàng Trung Quốc, người tiêu dùng biết kêu ai?

Đặt hàng Nhật, nhận hàng Trung Quốc, người tiêu dùng biết kêu ai?

VOV.VN - Quảng cáo là hàng Nhật, hàng Mỹ, hàng Pháp nhưng thực tế khi giao hàng, người tiêu dùng nhận được và phát hiện ra là hàng Trung Quốc.