Kênh cạn khô nước, người dân Cà Mau mất vụ màu trên đất lúa

VOV.VN - Năm nay, hạn hán gay gắt đến sớm, nhiều hộ dân Cà Mau có nguy cơ mất trắng vụ màu, còn đa phần diện tích hoa màu đều bị giảm năng suất.

Thời điểm này đã bắt đầu vào vụ thu hoạch hoa màu dưới ruộng của người dân xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Hàng năm, sau khi người dân thu hoạch xong vụ hoa màu dưới ruộng vào tháng 3, vẫn còn nguồn nước tưới. Năm nay, không chỉ các kênh nội đồng cạn trơ đáy mà ngoài sông rạch hiện cũng không còn nước để người dân bơm vào.

Ông Ngô Văn Minh (ở ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) cho biết: “Năm nay, hạn hán quá gay gắt. Bà con ở đây phải vét kênh để lấy nước từ 3 - 4 km về, rồi đặt máy bơm vào để tưới tiêu. Chỉ được khoảng 10 ngày thì đã cạn, không bơm được nước nữa. Bây giờ các kênh mương trong ruộng cạn trơ đáy, bí bầu chết dây hết”.

Người dân vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau thất thu vụ hoa màu xuống ruộng.

Theo người dân địa phương, đầu vụ, các loại hoa màu bà con xuống giống phổ biến như: bầu, bí, dưa gang... đều phát triển tốt. Cũng vì thiếu nước tưới mà năng suất giảm mạnh. Đặc biệt, kênh rạch khô hạn, việc lưu thông khó khăn nên giá cả cũng giảm.

Ông Lại Văn Tuấn (ở ấp 4, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) cho biết, cùng kỳ bí đỏ loại 1 được thương lái đến tận nhà thu mua với giá khoảng 7.500 - 8.000 đồng/kg, năm nay chỉ còn 6.000 đồng/kg. Các loại hoa màu khác đều thấp hơn cùng kỳ trên dưới 2.000 đồng/kg mà thương lái thu mua cũng hạn chế.

“Đến thời điểm bán thì lại bị cạn hết nước, cho nên không lưu thông hàng hóa được và cũng ảnh hưởng thu hoạch của bà con. Đến thời điểm này mới thu hoạch bán được khoảng 20 – 30 %”, ông Tuấn nói.

Không chỉ nước trong nội đồng, nước dưới kênh thủy lợi cũng đã cạn nước.

Hiện tại, nhiều diện tích hoa màu dưới ruộng đang trong giai đoạn ra hoa nhưng nguồn nước tưới đã cạn kiệt nên có nguy cơ bị mất trắng. Trước đây, mỗi vụ màu người dân có lãi khoảng 15 triệu đồng/ha, còn năm nay hộ nào may mắn lắm mới không bị lỗ.

Ông Ngô Văn Phong (ở ấp 4, xã Trần Hợi) chia sẻ: “Trồng 3 ha mà chưa thu được gì hết. Năm nay khô nước, trái bí bị méo hết. Năm ngoái đủ nước thì thu được 70 – 80 triệu. Năm nay mỗi hộ phải lỗ vài chục triệu đồng. Tiền mua phân thuốc, hạt giống đã vài chục triệu rồi. Nếu thuận lợi phải kiếm được 70 – 80 triệu chứ không ít. Vừa mất nước, vừa thất trái”.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, đến giữa tháng 2 vừa qua, đã có hơn 330ha hoa màu bị thiệt hại và có nguy cơ bị thiệt hại. Trước tình hình nguồn nước trong vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau đã cạn kiệt, hạn hán được dự báo còn kéo dài, diện tích hoa màu bị thiệt hại có thể còn tăng thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vựa trái cây Đồng bằng Sông Cửu Long nguy cấp vì hạn hán
Vựa trái cây Đồng bằng Sông Cửu Long nguy cấp vì hạn hán

VOV.VN - Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, hàng nghìn ha sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, vú sữa đã cháy lá và sẽ chết nếu nắng hạn kéo dài.

Vựa trái cây Đồng bằng Sông Cửu Long nguy cấp vì hạn hán

Vựa trái cây Đồng bằng Sông Cửu Long nguy cấp vì hạn hán

VOV.VN - Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, hàng nghìn ha sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, vú sữa đã cháy lá và sẽ chết nếu nắng hạn kéo dài.

Vùng ven biển Sóc Trăng nỗ lực ứng phó hạn hán, mặn xâm nhập
Vùng ven biển Sóc Trăng nỗ lực ứng phó hạn hán, mặn xâm nhập

VOV.VN -Hàng ngàn diện tích sản xuất nông nghiệp của Sóc Trăng đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, nhất là các địa phương nằm ven biển

Vùng ven biển Sóc Trăng nỗ lực ứng phó hạn hán, mặn xâm nhập

Vùng ven biển Sóc Trăng nỗ lực ứng phó hạn hán, mặn xâm nhập

VOV.VN -Hàng ngàn diện tích sản xuất nông nghiệp của Sóc Trăng đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, nhất là các địa phương nằm ven biển

Các nước hạ nguồn Mekong đối mặt với hạn hán
Các nước hạ nguồn Mekong đối mặt với hạn hán

VOV.VN - Tình trạng này được cho là cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Các nước hạ nguồn Mekong đối mặt với hạn hán

Các nước hạ nguồn Mekong đối mặt với hạn hán

VOV.VN - Tình trạng này được cho là cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.