Kết nối cung cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ​

VOV.VN -Việt Nam mặc dù có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp nhưng nguồn nhân lực trong nông nghiệp với tỷ trọng khoảng 46% chưa đáp ứng được yêu cầu...

Với mục đích kết nối các nhà quản lý từ Trung ương đến địa phương với doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp và sinh viên yêu nông nghiệp, ngày 21/4 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tọa đàm khoa học “Gắn kết cơ sở giáo dục Đại học và doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp trình độ cao”.

Nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới và giải pháp nâng cao chất lượng giáo đào tạo về cơ chế, chính sách cũng như kết nối với doanh nghiệp là nội dung chính được các đại biểu tập trung thảo luận tại buổi tọa đàm.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, Học viện nông nghiệp Việt Nam và các cơ sở giáo dục Đại học có đào tạo nguồn nhân lực nông, lâm ngư nghiệp cần xây dựng kế hoạch đào tạo cần sát hơn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới. (Ảnh minh họa/KT)

Đa số ý kiến cho rằng, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để phát triển nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp bách và là thách thức lớn đối với các cơ sở đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay không chỉ có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải trang bị kỹ năng cần thiết để không bị thay thế bởi rô bốt và trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là kỹ năng sáng tạo, hợp tác, tư duy phản biện.

Việt Nam mặc dù có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp nhưng nguồn nhân lực trong nông nghiệp với tỷ trọng khoảng 46% chưa đáp ứng được yêu cầu của việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới. Nhấn mạnh đến việc doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học là cần thiết, một số ý kiến cho rằng, phải nhận thức rõ sự ảnh hưởng và tác động của việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp.

Muốn vậy, cần thay đổi chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp để thích ứng với sự phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, đảm bảo nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững.

Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện nông nghiệp Việt Nam chia sẻ: "Việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp hết sức cần thiết, điều này mang lợi lợi ích cho cả cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và cho sinh viên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đối với sinh viên sẽ có thêm cơ hội thực hành và nâng cao tay nghề và học tập những kiến thức trải nghiệm thực tiễn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sinh viên thực tập tại doanh nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường nâng cao được kỹ năng thực tập và tự tin hơn trong quá trình lập nghiệp, mở rộng hơn về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai".

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định, sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp luôn là khâu đột phá và là trụ đỡ, đồng thời là ngành kinh tế đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức và kĩ năng đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nền nông nghiệp thông minh có vai trò rất quan trọng.

Điều này mang tính quyết định đến sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo ra sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường - Doanh nghiệp là hạt nhân trong phát triển nông nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, Học viện nông nghiệp Việt Nam và các cơ sở giáo dục Đại học có đào tạo nguồn nhân lực nông, lâm ngư nghiệp cần xây dựng kế hoạch đào tạo cần sát hơn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn mới. Tìm ra mô hình đào tạo nhân lực hiệu quả nhất, giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng cao hơn. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực diễn ra sâu rộng, đòi hỏi việc đào tạo nhân lực trình độ cao cần có nhiều đổi mới.

Đặc biệt là đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp với các nông trại, trang trại tạo chuỗi giá trị từ sản xuất, bảo quản, chế biến, thương mại, tiêu thụ; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Bộ gắn kết đào tạo với thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn mà Bộ đang triển khai tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận sớm với kiến thức, trang bị kỹ năng sát với thực tế, để khi ra trường sinh viên có thể phát huy ngay trong điều kiện thực tiễn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: "Trong thời đại công nghiệp 4.0 rất cần nguồn nhân lực về công nghệ. Ngành nông nghiệp làm ra khối lượng hàng hóa nông, lâm thủy sản hơn 40 tỷ USD với sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp là hạt nhân. Thành quả này là nhờ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước sự vào cuộc của các địa phương nhưng người thực hiện cốt lõi là nông dân liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. doanh nghiệp là thành tố không thể thiếu trong liên kết 5 nhà trong nông nghiệp".

Ngay sau tọa đàm, đã có gần 30 biên bản thoả thuận hợp tác được ký kết giữa các cơ sở giáo dục Đại học và các doanh nghiệp trong đào tạo bổ sung nguồn nhân lực nông nghiệp trình độ cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đất nông nghiệp quanh Sân bay Phan Thiết tăng giá vùn vụt
Đất nông nghiệp quanh Sân bay Phan Thiết tăng giá vùn vụt

VOV.VN - Quanh khu vực dự án sân bay Phan Thiết, các nhóm cò đất nhộn nhịp dẫn khách đến xem và làm giá khiến giá đất tăng mạnh.

Đất nông nghiệp quanh Sân bay Phan Thiết tăng giá vùn vụt

Đất nông nghiệp quanh Sân bay Phan Thiết tăng giá vùn vụt

VOV.VN - Quanh khu vực dự án sân bay Phan Thiết, các nhóm cò đất nhộn nhịp dẫn khách đến xem và làm giá khiến giá đất tăng mạnh.

Sản phẩm nông nghiệp của Hợp tác xã ở Kon Tum khó tiêu thụ
Sản phẩm nông nghiệp của Hợp tác xã ở Kon Tum khó tiêu thụ

VOV.VN - Tỉnh Kon Tum hiện có 66 Hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động và tất cả đều có chung một khó khăn, đó là sản phẩm làm ra khó tiêu thụ.

Sản phẩm nông nghiệp của Hợp tác xã ở Kon Tum khó tiêu thụ

Sản phẩm nông nghiệp của Hợp tác xã ở Kon Tum khó tiêu thụ

VOV.VN - Tỉnh Kon Tum hiện có 66 Hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động và tất cả đều có chung một khó khăn, đó là sản phẩm làm ra khó tiêu thụ.

Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp
Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp

VOV.VN -Ưu tiên hàng đầu là cần thống nhất sớm hiện thực hoá quan điểm của Thủ tướng, chuyển từ "tư duy sản xuất nông nghiệp" sang "tư duy kinh tế nông nghiệp".

Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp

Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp

VOV.VN -Ưu tiên hàng đầu là cần thống nhất sớm hiện thực hoá quan điểm của Thủ tướng, chuyển từ "tư duy sản xuất nông nghiệp" sang "tư duy kinh tế nông nghiệp".

Thu tiền tỷ từ nông nghiệp xanh kết hợp du lịch sinh thái
Thu tiền tỷ từ nông nghiệp xanh kết hợp du lịch sinh thái

VOV.VN - Sau hơn 1 năm, mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với du lịch sinh thái của anh Vũ Xuân Thành (Mai Sơn, Sơn La) đã cho thu nhập lên tới cả tỷ đồng. 

Thu tiền tỷ từ nông nghiệp xanh kết hợp du lịch sinh thái

Thu tiền tỷ từ nông nghiệp xanh kết hợp du lịch sinh thái

VOV.VN - Sau hơn 1 năm, mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với du lịch sinh thái của anh Vũ Xuân Thành (Mai Sơn, Sơn La) đã cho thu nhập lên tới cả tỷ đồng. 

Canada muốn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng
Canada muốn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng

VOV.VN - Các nhà đầu tư Canada mong muốn được hợp tác đầu tư vào Đà Nẵng ở một số lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng, giáo dục...

Canada muốn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng

Canada muốn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng

VOV.VN - Các nhà đầu tư Canada mong muốn được hợp tác đầu tư vào Đà Nẵng ở một số lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng, giáo dục...