Kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP của Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội

VOV.VN - “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội năm 2021” tại 03 điểm cầu chính là Hà Nội, Đồng Tháp và Sóc Trăng.

Sáng mai (29/7), Cục Chế biến và PTTT Nông sản và Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng sẽ tổ chức “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội năm 2021” tại 03 điểm cầu chính là Hà Nội, Đồng Tháp và Sóc Trăng cùng sự tham dự chứng kiến của các điểm cầu khác tại huyện Châu Thành, huyện Lấp Vò, huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh và TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, thời gian gần đây trái nhãn Đồng Tháp đã từng bước xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, được thị trường cả trong và ngoài nước chấp nhận. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 5.340 ha trồng nhãn, sản lượng mỗi năm ước tính hơn 53.000 tấn. Tính riêng tại huyện Châu Thành – địa phương trồng nhãn nhiều nhất tỉnh, đã có hơn 3.660 ha. Nhãn là cây có giá trị kinh tế cao, đặc thù, được trồng nhiều nhất ở vùng cồn xã An Nhơn và các xã An Phú Thuận, An Khánh, Phú Hựu. Dự kiến từ nay đến cuối năm, toàn tỉnh có 1.230 ha nhãn sẽ thu hoạch, sản lượng hơn 11.600 tấn. Cụ thể tháng 7: gần 1.850 tấn. Tháng 8: gần 1.350 tấn. Tháng 9: hơn 1.350 tấn. Tháng 10: gần 2.300 tấn. Tháng 11: gần 2.600 tấn. Tháng 12: gần 2.200 tấn. Riêng huyện Châu Thành, từ nay đến cuối năm sẽ có hơn 340 ha nhãn đến thời điểm thu hoạch, sản lượng dự kiến vào khoảng 4.000 tấn.

Nhãn hiện cũng đang là một trong các loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh Sóc Trăng được trồng tập trung chủ yếu tại các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung, Long Phú và Vĩnh Châu. Diện tích trồng nhãn toàn tỉnh 3.130 ha, đang cho trái 2.536 ha. Cơ cấu giống gồm nhãn da bò 54,5%, nhãn xuồng 22,9%, nhãn Idor 13%, thanh nhãn 8,3% và các giống nhãn khác 1,3%. Thời gian thu hoạch từ tháng 7/2021 đến tháng 12/2021 với sản lượng khoảng 24.400 tấn; thời điểm thu hoạch tập trung đối với nhãn xuồng tháng 7 - 8; thanh nhãn tháng 8-9; nhãn Idor tháng 10 - 11; nhãn da bò rải rác từ tháng 7 - 12. Về tiêu thụ, một số huyện có diện tích trồng nhãn xuồng không có thương lái thu mua. Giá bán dao động từ 5.000 – 15.000 đồng/kg (tùy địa phương); giảm so với cùng kỳ năm trước từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Qua rà soát có 37 vựa, cơ sở, đại lý thu mua cây ăn trái nhưng chỉ còn 15 vựa còn hoạt động nhưng nhỏ lẻ.

Theo thống kê diện tích khoai lang toàn tỉnh Đồng Tháp mỗi năm là hơn 3.450 ha, sản lượng vào khoảng 87.400 tấn. Riêng tại huyện Châu Thành, tổng diện tích gieo trồng khoai lang hơn 3.300 ha, chiếm khoảng 98% diện tích khoai lang toàn tỉnh. Dự kiến từ nay đến cuối năm, Đồng Tháp có hơn 1.400 ha khoai sẽ thu hoạch, sản lượng hơn 35.100 tấn. Bên cạnh đó, Đồng Tháp còn là địa phương sản xuất cá tra trọng điểm với diện tích 2.000 ha mặt nước, sản lượng lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long với trên 530.000 tấn/năm.

Toàn tỉnh Đồng Tháp cũng có khoảng 20 doanh nghiệp nuôi cá tra xuất khẩu với diện tích vùng nuôi gần 933 ha. Cá tra được xác định là 1 trong 5 mặt hàng chiến lược nông nghiệp, được tập trung xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng kế hoạch hành động. Tại Đồng Tháp, cá tra cũng là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm, tỉnh Đồng Tháp có khả năng cung ứng thêm nhiều loại nông sản khác như: Lúa, Ổi, Cam, Quýt, Mít, Thanh long, Mận, Ớt...

Toàn tỉnh Đồng Tháp đang có 934 THT, 180 HTX, cùng khoảng 110 Hội quán nông dân đang phủ đều khắp các vùng sản xuất trong tỉnh. Đây là lực lượng nhận được sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, có thể tổ chức thu hoạch và thu mua nông sản theo yêu cầu của các doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sóc Trăng sẽ đón người dân khó khăn từ TP.HCM, Bình Dương
Sóc Trăng sẽ đón người dân khó khăn từ TP.HCM, Bình Dương

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, phải tổ chức đón người dân Sóc Trăng quá khó khăn, không còn điều kiện bảo đảm cuộc sống ở TP.HCM và một số tỉnh có dịch về địa phương để ổn định cuộc sống.

Sóc Trăng sẽ đón người dân khó khăn từ TP.HCM, Bình Dương

Sóc Trăng sẽ đón người dân khó khăn từ TP.HCM, Bình Dương

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, phải tổ chức đón người dân Sóc Trăng quá khó khăn, không còn điều kiện bảo đảm cuộc sống ở TP.HCM và một số tỉnh có dịch về địa phương để ổn định cuộc sống.

Sóc Trăng tổ chức gian hàng “0 đồng” hỗ trợ người dân
Sóc Trăng tổ chức gian hàng “0 đồng” hỗ trợ người dân

VOV.VN - Sáng nay 26/7, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Sóc Trăng tổ chức gian hàng “0 đồng” nhằm hỗ trợ người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19.

Sóc Trăng tổ chức gian hàng “0 đồng” hỗ trợ người dân

Sóc Trăng tổ chức gian hàng “0 đồng” hỗ trợ người dân

VOV.VN - Sáng nay 26/7, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Sóc Trăng tổ chức gian hàng “0 đồng” nhằm hỗ trợ người dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19.

Sau vụ nông dân đổ bỏ sữa bò, Sóc Trăng khẩn trương tháo gỡ khó khăn
Sau vụ nông dân đổ bỏ sữa bò, Sóc Trăng khẩn trương tháo gỡ khó khăn

VOV.VN - Ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng cho biết, tối qua (22/7), HTX Evergrowth (HTX xã Chăn nuôi bò sữa) đã được cấp thẻ luồng xanh để tiếp tục thu mua sữa bò của một số hộ nông dân không thể tiêu thụ được sữa tươi trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sau vụ nông dân đổ bỏ sữa bò, Sóc Trăng khẩn trương tháo gỡ khó khăn

Sau vụ nông dân đổ bỏ sữa bò, Sóc Trăng khẩn trương tháo gỡ khó khăn

VOV.VN - Ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng cho biết, tối qua (22/7), HTX Evergrowth (HTX xã Chăn nuôi bò sữa) đã được cấp thẻ luồng xanh để tiếp tục thu mua sữa bò của một số hộ nông dân không thể tiêu thụ được sữa tươi trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên do ảnh hưởng của dịch Covid-19.