Khẩn trương tăng nguồn cung để giải "cơn khát" vàng

VOV.VN - Nếu Ngân hàng Nhà nước không nhanh chóng nhập khẩu vàng bổ sung nguồn cung cho thị trường để bình ổn “cơn khát vàng” hiện nay, tình trạng giá vàng leo đỉnh sẽ quay trở lại.

 

Trong cuộc họp mới đây của Chính phủ về các giải pháp quản lý thị trường vàng, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước can thiệp kịp thời, xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước với giá vàng thế giới chênh lệch ở mức cao. Ngay sau đó, giá vàng trong nước đã hạ nhiệt.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế ở TP.HCM thì tác động tâm lý này chỉ trong ngắn hạn. Để giải quyết được tận gốc của vấn đề chênh lệch giá vàng, Ngân hàng Nhà nước phải có những hành động cụ thể.

Chỉ trấn an tâm lý trong thời gian ngắn

Ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giảm chênh lệnh giá vàng và Ngân hàng Nhà nước tuyên bố tăng nguồn cung vàng, giá vàng nhẫn 9999 đã lao dốc giảm gần 2 triệu đồng/lượng, vàng miếng giảm hơn 1 triệu đồng/lượng. 

Cụ thể, hôm qua (13/4), giá vàng nhẫn 9999 của PNJ giảm 1 triệu đồng/lượng giá bán ra, giảm về mức 76,2 triệu đồng/lượng. Giá mua vào giảm 1,15 triệu đồng/lượng với giá 74,3 triệu đồng/lượng. Còn vàng miếng SJC đã giảm thêm 1,4 triệu đồng/lượng, giá bán ra 83,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng sáng nay (14/4)  khá ổn định, không có biến động nhiều.

Nhận xét về tín hiệu giá vàng sau những chỉ đạo, điều hành trong công tác vĩ mô, ông Trần Duy Phương, giám đốc 1 DN kinh doanh vàng ở Quận 5 cho rằng, biện pháp trên chỉ có tác dụng trấn an tâm lý người dân, nhà đầu tư. Nếu như Ngân hàng Nhà nước không nhanh chóng nhập khẩu vàng bổ sung nguồn cung cho thị trường, để bình ổn “cơn khát vàng” hiện nay, tình trạng giá vàng leo đỉnh sẽ quay trở lại.

“Chỉ cần cho nhập khẩu số lượng vàng nhất định. Nếu đề xuất cho mỗi DN nhập 500 kg vàng và cả 3 DN lớn nhập 1,5 tấn vàng cũng không giải quyết được gì so với nhu cầu tiêu thụ vàng trong nước khoảng 20 tấn/năm. Số lượng nhập như vậy dù không thấm vào đâu, nhưng có còn hơn không. Từ cơ chế đó sẽ  làm thị trường ổn định tâm lý hơn, giá mua bán sẽ hợp lý hơn, sát với giá thế giới hơn”, ông Trần Duy Phương nêu ý kiến.

Giải quyết nút thắt nguồn cung

Cùng quan điểm này, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, các chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện bằng những hàng động cụ thể. Đó là tăng nguồn cung vàng cho thị trường, khi đó sẽ ổn định tâm lý người dân và hạn chế tình trạng đầu cơ, tích trữ… từ đó góp gần kéo giá vàng trong nước sát với giá thế giới. Tuy nhiên, việc tăng nguồn cung nhưng phải ở một lượng vừa đủ, làm sao để  không ảnh hưởng đến tỷ giá, nhưng góp phần ổn định thị trường vàng.

“Những lần trước khi có biến động giá vàng, chúng ta công bố những chính sách bình ổn thị trường có ảnh hướng đến tâm lý người dân, nên giá vàng giảm xuống. Nhưng 1 thời gian sau người dân không thấy động thái cụ thể của Ngân hàng Nhà nước, lại trỗi dậy tâm lý thu mua, thị trường lại “nóng sốt” trở lại. Bây giờ, chúng ta phải có những hành động cụ thể để thể hiện quyết tâm bình ổn thị trường vàng”, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân nhận xét.

Còn TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, trong những giải pháp bình ổn thị trường vàng lần này Chính phủ có nhắc nhiều đến việc thực hiện những quy định, chính sách của Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng để bình ổn thị trường. Tuy nhiên, theo TS. Đinh Thế Hiển, khi nghị định 24 ra đời từ năm 2012 đến nay, khoảng cách chênh lệnh của giá vàng trong nước và thế giới ngày càng cao.

Trước đó, khoảng cách chênh lệch này chỉ từ 1-2 triệu đồng/lượng, đến nay khoảng cách chênh lệch có lúc lên đến 16-17 triệu đồng/lượng, như thời điểm này đang chênh lệch ở mức 12 triệu đồng/lượng. Điều này cũng dễ dẫn đến tình trạng buôn lậu vàng, vì mức chênh lệch quá cao. TS. Đinh Thế Hiển nhận định, tình trạng giá vàng chênh lệnh cao như hiện nay là do thiếu hụt lớn giữa cung và cầu, nếu giải quyết được nút thắt lớn này, thị trường sẽ ổn định trở lại.

“Giá vàng chênh lệnh cao như vậy chính là do chúng ta đã hạn chế nguồn cung một cách quá mức. Nếu chúng ta nhận diện đúng như vậy, giải pháp  đầu tiên, quan trọng nhất đó là cung ứng ra thị trường một lượng vàng hợp lý, để ổn định cung - cầu giá vàng sẽ từ từ giảm mức chênh lệnh, còn các giải pháp khác chỉ là hỗ trợ”, TS. Đinh Thế Hiển đề xuất.

Giá vàng thế giới tăng, giá vàng trong nước đang ở mức chênh lệnh giá quá cao dẫn đến những hệ lụy không tốt cho nền kinh tế. Hiện nay, thị trường vàng đang chờ cơ quan chức năng khẩn trương có những hành động thiết thực để ổn định thị trường.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

'Thị trường vàng hiện rất rủi ro, nhà đầu tư nên cân nhắc'
'Thị trường vàng hiện rất rủi ro, nhà đầu tư nên cân nhắc'

Theo chuyên gia vàng Trần Duy Phương, đầu tư vàng ở thời điểm hiện tại rất rủi ro, nguy cơ lỗ cao. Nhà đầu tư nên cân nhắc không tham gia vào thị trường vàng lúc này.

'Thị trường vàng hiện rất rủi ro, nhà đầu tư nên cân nhắc'

'Thị trường vàng hiện rất rủi ro, nhà đầu tư nên cân nhắc'

Theo chuyên gia vàng Trần Duy Phương, đầu tư vàng ở thời điểm hiện tại rất rủi ro, nguy cơ lỗ cao. Nhà đầu tư nên cân nhắc không tham gia vào thị trường vàng lúc này.

Giá vàng hôm nay 13/4: Vàng SJC “hạ nhiệt” giảm còn 83,7 triệu đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 13/4: Vàng SJC “hạ nhiệt” giảm còn 83,7 triệu đồng/lượng

VOV.VN - Giá vàng hôm nay 13/4, giá vàng SJC “hạt nhiệt”, hiện niêm yết ở mức 81,2 - 83,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), cùng lúc giá vàng thế giới giảm mạnh 54,3 USD/oz về mức 2.342,9 USD/oz.

Giá vàng hôm nay 13/4: Vàng SJC “hạ nhiệt” giảm còn 83,7 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 13/4: Vàng SJC “hạ nhiệt” giảm còn 83,7 triệu đồng/lượng

VOV.VN - Giá vàng hôm nay 13/4, giá vàng SJC “hạt nhiệt”, hiện niêm yết ở mức 81,2 - 83,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), cùng lúc giá vàng thế giới giảm mạnh 54,3 USD/oz về mức 2.342,9 USD/oz.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý chênh lệch giá
Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý chênh lệch giá

VOV.VN - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết, NHNN sẽ triển khai ngay các giải pháp can thiệp thị trường vàng.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý chênh lệch giá

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý chênh lệch giá

VOV.VN - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết, NHNN sẽ triển khai ngay các giải pháp can thiệp thị trường vàng.

Giá vàng cao kỷ lục, dân ồ ạt mua vàng, Chính phủ kiểm soát ra sao?
Giá vàng cao kỷ lục, dân ồ ạt mua vàng, Chính phủ kiểm soát ra sao?

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kịp thời đảm bảo nguồn cung cho sản xuất vàng miếng, vàng trang sức mỹ nghệ, phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm hoạt động, giao dịch trên thị trường được quản lý, kiểm soát chặt chẽ…

Giá vàng cao kỷ lục, dân ồ ạt mua vàng, Chính phủ kiểm soát ra sao?

Giá vàng cao kỷ lục, dân ồ ạt mua vàng, Chính phủ kiểm soát ra sao?

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kịp thời đảm bảo nguồn cung cho sản xuất vàng miếng, vàng trang sức mỹ nghệ, phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm hoạt động, giao dịch trên thị trường được quản lý, kiểm soát chặt chẽ…

Giao dịch mua, bán vàng bắt buộc phải có hóa đơn điện tử
Giao dịch mua, bán vàng bắt buộc phải có hóa đơn điện tử

VOV.VN - Chính phủ yêu cầu phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng để nâng cao tính minh bạch, cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành, bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch; xử lý thu hồi ngay giấy phép hoạt động đối với DN không thực hiện nghiêm quy định của pháp luật.

Giao dịch mua, bán vàng bắt buộc phải có hóa đơn điện tử

Giao dịch mua, bán vàng bắt buộc phải có hóa đơn điện tử

VOV.VN - Chính phủ yêu cầu phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng để nâng cao tính minh bạch, cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành, bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch; xử lý thu hồi ngay giấy phép hoạt động đối với DN không thực hiện nghiêm quy định của pháp luật.