Khó khăn đầu tiên khi thực hiện kinh tế tuần hoàn vẫn là tài chính

VOV.VN - Các mô hình tuần hoàn nguyên vật liệu, sản xuất năng lượng tái tạo, tái chế rác thải nhựa… đều cần đến công nghệ cao song không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để nhập khẩu công nghệ, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới vào sản xuất trong nước.

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn- từ thực tiễn đến chính sách” các nhà quản lý, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn và đại diện các doanh nghiệp có mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả đã bàn về các giải pháp cụ thể để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, nhằm đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Những giải pháp này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo và nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023 tổ chức tại Hà Nội ngày 16/11/2023.

Theo nhiều đại biểu, điều quan trọng hiện nay là các doanh nghiệp phải có phương pháp tiếp cận Môi trường- Xã hội- Quản trị (ESG) để thực hiện kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp mình.

Những doanh nghiệp lớn ngành sữa như Vinamilk, TH true milk, ngành cà phê như Nestle… đã thực hiện xử lý chất thải và nước thải theo tuần hoàn sử dụng cho các công đoạn khác của sản xuất, tái sử dụng phụ phẩm, tái chế bao bì, sử dụng điện mặt trời… rất hiệu quả.

Khi thực hiện kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp- nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp thách thức về nguồn lực đầu tư, nhân lực, công nghệ. Bởi sản xuất bền vững đòi hỏi sự đầu tư dài hơi. Các mô hình tuần hoàn nguyên vật liệu, sản xuất năng lượng tái tạo, tái chế rác thải nhựa… đều cần đến công nghệ cao song không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để nhập khẩu công nghệ, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới vào sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần ý thức rõ ràng rằng, kinh tế tuần hoàn trong sản xuất để hướng đến phát thải ròng bằng 0 là tất yếu, không cưỡng lại được, để từ đó tìm ra cách thực hiện, tồn tại và phát triển. Đồng thời, từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp đang thực hành sản xuất theo hướng bền vững, các cơ quan quản lý cần có những cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kinh tế tuần hoàn hiệu quả.

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, 3 khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong thực hiện phát thải ròng bằng 0 đầu tiên luôn là tài chính. “Tài chính khí hậu, phân loại xanh, trái phiếu xanh, tín dụng xanh là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính giá rẻ mà thế giới đang hỗ trợ. Thứ 2 là tăng cường năng lực và thứ 3 là tăng cường công nghệ. Nếu thực hiện được 3 điều này thì doanh nghiệp có cơ hội thực hiện được chuyển đổi tuần hoàn, chuyển đổi xanh”, ông Thọ nói.

Tại TP.HCM, sáng 27/11, Báo Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh hướng đến NetZero Carbon (Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh- GREEN MEDIA HUB) tổ chức tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn- từ thực tiễn đến chính sách”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Tăng tỷ lệ phụ phẩm được tái sử dụng
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Tăng tỷ lệ phụ phẩm được tái sử dụng

VOV.VN - Đề án thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phấn đấu đến năm 2030 lĩnh vực trồng trọt sẽ có 60% phụ phẩm được xử lý, 80% phụ phẩm lúa gạo được thu gom và tái sử dụng, chăn nuôi có 60% nông hộ và các trang trại xử lý chất thải. 

Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Tăng tỷ lệ phụ phẩm được tái sử dụng

Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Tăng tỷ lệ phụ phẩm được tái sử dụng

VOV.VN - Đề án thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phấn đấu đến năm 2030 lĩnh vực trồng trọt sẽ có 60% phụ phẩm được xử lý, 80% phụ phẩm lúa gạo được thu gom và tái sử dụng, chăn nuôi có 60% nông hộ và các trang trại xử lý chất thải. 

Ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL hướng đến kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải
Ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL hướng đến kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải

VOV.VN - Diện tích nuôi cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay khoảng 6.000 ha với sản lượng trên 1,5 triệu tấn và là một trong trong những đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phục vụ xuất khẩu. Năm 2022 xuất khẩu của ngành hàng cá tra của Việt Nam đã đạt hơn 2,4 tỷ USD và có mặt tại 140 thị trường trên thế giới.

Ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL hướng đến kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải

Ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL hướng đến kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải

VOV.VN - Diện tích nuôi cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay khoảng 6.000 ha với sản lượng trên 1,5 triệu tấn và là một trong trong những đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phục vụ xuất khẩu. Năm 2022 xuất khẩu của ngành hàng cá tra của Việt Nam đã đạt hơn 2,4 tỷ USD và có mặt tại 140 thị trường trên thế giới.

Kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải chuỗi cá tra tại Việt Nam
Kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải chuỗi cá tra tại Việt Nam

VOV.VN - Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải chuỗi cá tra tại Việt Nam

Kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải chuỗi cá tra tại Việt Nam

VOV.VN - Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Kinh tế tuần hoàn dần làm xanh hóa các khu công nghiệp
Kinh tế tuần hoàn dần làm xanh hóa các khu công nghiệp

VOV.VN - Nhiều khu công nghiệp ở TP.HCM đã và đang từng bước chuyển đổi sản xuất, kinh doanh sang kinh tế tuần hoàn, xanh hóa để phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn dần làm xanh hóa các khu công nghiệp

Kinh tế tuần hoàn dần làm xanh hóa các khu công nghiệp

VOV.VN - Nhiều khu công nghiệp ở TP.HCM đã và đang từng bước chuyển đổi sản xuất, kinh doanh sang kinh tế tuần hoàn, xanh hóa để phát triển bền vững.

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Quy định nào cản trở cần được bãi bỏ ngay
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Quy định nào cản trở cần được bãi bỏ ngay

VOV.VN - Trước khi có chính sách ưu đãi thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, cần rà soát, loại bỏ các quy định đang gây cản trở quá trình tự chủ tiếp cận của doanh nghiệp cũng như người dân.

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Quy định nào cản trở cần được bãi bỏ ngay

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Quy định nào cản trở cần được bãi bỏ ngay

VOV.VN - Trước khi có chính sách ưu đãi thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, cần rà soát, loại bỏ các quy định đang gây cản trở quá trình tự chủ tiếp cận của doanh nghiệp cũng như người dân.