Khó khăn vì Covid-19, nhiều nhà bán lẻ tại Mỹ phá sản

VOV.VN - Chỉ trong vòng 2 tuần đầu tháng 7/2020, 7 nhà bán lẻ bao gồm: Paper Store, Brooks Brothers và Lucky Brand đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

J.Crew, Neiman Marcus và J.C Penny và 4 nhà bán lẻ khác đã nôp đơn xin phá sản vào tháng 5/2020. Lord & Taylor và cửa hàng giảm giá Stein Mart đã dẫn đầu làn sóng khác diễn ra vào đầu tháng này. Một vài đánh giá cho rằng đây chỉ là một cơn “lũ” nhưng thực chất những gì có thể xảy ra thậm chí là cơn “sóng thần”.

Đối với những công ty may mặc và chuỗi cửa hàng bách hóa, những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tình trạng hỗn loạn dường như chưa dừng lại. Thay vào đó, các nhà điều hành và nhà phân tích dự đoán một đợt phá sản và thanh lý khác có thể diễn ra nếu đợt nhiễm Covid-19 thứ hai xảy ra. Họ cho rằng áp lực cạnh tranh trước kỳ nghỉ lễ có thể khiến doanh nghiệp phải vội vã đệ đơn phá sản.

Bradley Snyder – Giám đốc điều hành tại cơ quan thanh lý Tiger Capital Group cho biết, “đơn phá sản của các công ty đã đầy trong cả năm nay”. Khoảng 44 nhà bán lẻ đã phải hầu tòa phá sản vào năm 2020, theo số liệu của S&P Global Market Intelligence.

Công ty cung cấp đồ ăn Blue Apron và nhà bán lẻ nội thất trực tuyến Wayfair nằm trong danh sách có nguy cơ phá sản cao của S&P Global bởi khoản nợ và yêu cầu bảo vệ phá sản của mình. Nhà sản xuất thời trang J.Jill Christopher & Banks và Destination X: Group cũng đang có nguy cơ, S&P Global cho biết trong một phân tích trong tháng này.

Những công ty bao gồm Tiger, Hilco, Gordon Brothers và Great American Group dường như đang trong cuộc đua để vượt qua một năm bận rộn nhất đối với các vụ phá sản kể từ cuộc đại suy thoái. Hàng trăm vụ giao dịch bán ra ngoài doanh nghiệp được thực hiện, trong khi nhân lực lại chỉ có hạn. Ví của người mua sắm cũng hạn hẹp khi mà hàng triệu người Mỹ không có việc làm.

Giám đốc điều hành của Tiger – Michael McGrail, người giám sát hoạt động thẩm định và định đoạt của các bộ phận bán lẻ, bán buôn, thương mại và công nghiệp của Tiger cho biết: “Tôi nghĩ rằng vẫn còn rất nhiều việc đang đến. Nó không giống như bất kỳ những thứ khác. Chúng tôi đã nhìn thấy làn sóng đầu tiên, nơi mà tình trạng đang gặp khó khăn rất nhiều”.

Ví dụ, chuỗi cửa hàng bán đồ thể thao Modell, đệ đơn xin phá sản từ 11/3 – trước khi đại dịch Covid-19 được coi là đại dịch toàn cầu và buộc những nhà bán lẻ trên toàn bang phải tạm thời đóng cửa. Công ty bắt đầu thanh lý nhưng buộc phải tạm dừng khi mà những cửa hàng của mình đi vào ngõ cụt.

Công ty bán lẻ đồ gia dụng Pier 1 Imports cũng phải đệ đơn phá sản trước đại dịch, đã tìm kiếm người mua trong quá trình tái cơ cấu tại tòa. Nhưng khủng hoảng Covid-19 đã khiến người mua khan hiếm và buộc phải đóng cửa toàn bộ cửa hàng.

“Học thuyết Darwin về bán lẻ đã được đẩy mạnh bởi đại dịch” - ông Perry Mandarino – người đứng đầu bộ phận tái cấu trúc và đồng Giám đốc ngân hàng đầu tư của B.Riley FBR cho biết.

Hàng nghìn cửa hàng truyền thống sẽ đóng cửa vĩnh viễn trong năm nay, theo Coresight Research thì con số này có thể lên tới gần 6.000 cửa hàng. Các nhà bán lẻ hiện tại đang nắm giữ doanh số bán ra ngoài doanh nghiệp bao gồm J.C Penny, Stein Mart, Ann Taylor chủ sở hữu Ascena và Pier 1.

Mặc đù điều này là có lợi với những khách hàng săn hàng nhưng cũng đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh đang nóng lên giữa những nhà bán lẻ đang cố gắng bù khoản lỗ bằng cách bán bớt lô hàng cuối cùng. Giảm giá nhiều đồng nghĩa với việc mùa lễ hội sẽ vô cùng cạnh tranh.

Giám đốc tài chính của Kohl – Jill Timm chia sẻ với những nhà phân tích rằng mình hy vọng sẽ có nhiều chương trình giảm giá vào nửa cuối năm.

Andy Graiser – đồng CEO tại công ty tái cấu trúc A&G Real Estate Partners cho biết: “Hiện tại chúng tôi có thể tạm dừng một chút vì đã có quá nhiều hoạt động. Nhưng tôi nghĩ bạn sẽ bắt đầu thấy những công ty vừa và nhỏ đệ đơn vào mùa thu. Trông một vài trường hợp, họ có thể nhận được trợ cấp chính phủ và có thể câu giờ. Nhưng nếu họ không thể bán hàng, họ sẽ phá sản”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp bán lẻ Việt vẫn bị “lép vế” trên sân nhà
Doanh nghiệp bán lẻ Việt vẫn bị “lép vế” trên sân nhà

VOV.VN - Muốn thị trường bán lẻ phát triển bền vững, cần xây dựng thương hiệu bán lẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt trên "sân nhà". 

Doanh nghiệp bán lẻ Việt vẫn bị “lép vế” trên sân nhà

Doanh nghiệp bán lẻ Việt vẫn bị “lép vế” trên sân nhà

VOV.VN - Muốn thị trường bán lẻ phát triển bền vững, cần xây dựng thương hiệu bán lẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt trên "sân nhà". 

Thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp không nên “bỏ trứng vào một giỏ“
Thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp không nên “bỏ trứng vào một giỏ“

VOV.VN - Các doanh nghiệp sản xuất nên bỏ trứng vào nhiều giỏ. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để giúp các nhà bán lẻ Việt đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp không nên “bỏ trứng vào một giỏ“

Thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp không nên “bỏ trứng vào một giỏ“

VOV.VN - Các doanh nghiệp sản xuất nên bỏ trứng vào nhiều giỏ. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để giúp các nhà bán lẻ Việt đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Doanh nghiệp bán lẻ đang bỏ quên chợ truyền thống?
Doanh nghiệp bán lẻ đang bỏ quên chợ truyền thống?

VOV.VN - Cần phải nghiên cứu kĩ về những động thái và xu thế phát triển chậm lại lạc hậu, kém cạnh tranh của kênh bán hàng chợ truyền thống.

Doanh nghiệp bán lẻ đang bỏ quên chợ truyền thống?

Doanh nghiệp bán lẻ đang bỏ quên chợ truyền thống?

VOV.VN - Cần phải nghiên cứu kĩ về những động thái và xu thế phát triển chậm lại lạc hậu, kém cạnh tranh của kênh bán hàng chợ truyền thống.