Khó xử lý tàu giã cào khai thác trái phép ở biển Hà Tĩnh

VOV.VN - Các đồn biên phòng tuyến biển chỉ có ca nô nên phải sử dụng tàu của ngư dân để thực hiện nhiệm vụ khiến việc xử lý vi phạm khó khăn.

Thời gian gần đây, tình trạng tàu giã cào khai thác trái phép diễn ra trên vùng biển Hà Tĩnh. Không chỉ tận diệt hải sản mà còn phá hoại ngư cụ và đe dọa tính mạng của ngư dân. Mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, thế nhưng các lực lượng chức năng gặp khó khăn xử lý triệt tình trạng đánh bắt trái phép này.

Ngày 5/7 vừa qua, tại bãi biển Xuân Hội (Nghi Xuân), cách bờ khoảng 1,4 hải lý, Đồn Biên phòng Lạch Kèn (Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh) phối hợp với Chi cục Thủy Sản Hà Tĩnh bắt giữ 2 cặp tàu đang sử dụng lưới giã cào để khai thác hải sản sai vùng biển quy định.

Theo thông tin từ Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phối hợp với các Đồn Biên phòng Lạch Kèn (Nghi Xuân), Thiên Cầm (Cẩm Xuyên), Cửa Sót (Lộc Hà) bắt giữ 42 tàu giã cào (kể cả cặp đôi này) công suất từ 90CV trở lên; xử phạt số tiền 541 triệu đồng về các hành vi vi phạm pháp luật trên biển.

kho xu ly tau gia cao khai thac trai phep o bien ha tinh hinh 1
Tàu giã cào bị lực lượng Biên phòng Hà Tĩnh bắt giữ

Đại úy Trần Hải Quân - Trạm trưởng Trạm Biên phòng Cửa Nhượng cho biết, lực lượng chức năng gặp khó khi xử lý các tàu giã cào. “Thực tế thời gian vừa qua xuất hiện tàu giả cào, chủ yếu phương tiện tàu thuyền địa phương chuyển đổi ngành nghề khai thác. Khi nhận được thông tin người dân cung cấp, lực lượng biên phòng đã triển khai biện pháp nghiệp vụ ngăn chặn, nhưng đối với tàu thuyền khai thác vùng xa rất khó tiếp cận”.

Trước tình trạng tàu giã cào hoạt động gần bờ, đánh bắt trái phép đang diễn ra khá phức tạp trên vùng biển Hà Tĩnh, các đồn biên phòng tuyến biển đã tích cực đấu tranh và ngăn chặn, bắt giữ xử lý nhiều tàu thuyền vi phạm.

Thượng tá Phạm Lê Xuân Bình, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tình trạng tàu giã cào hoạt động gần bờ, đánh bắt trái phép diễn ra khá phức tạp trên vùng biển Hà Tĩnh. Các đồn biên phòng tuyến biển đã và đang vào cuộc quyết liệt để đấu tranh, ngăn chặn.

“Để đấu tranh phòng chống hiệu quả, Bộ đội Biên phòng đã triển khai biện pháp như, phát huy sức mạnh toàn dân nắm bắt tình hình trên biển, quần chúng nhân dân nắm tình hình, thông báo cho lực lượng biên phòng triển khai lực lượng. Cùng với đó, bộ đội biên phòng kết hợp với các tàu hải sản nắm tình hình, nếu có thông tin sẽ tổ chức triển khai biện pháp, lực lượng ngăn chặn, bắt giữ”, Thượng tá Phạm Lê Xuân Bình cho biết.

Hiện nay, công tác đấu tranh, ngăn chặn tàu giã cào đánh bắt sai quy định trên vùng biển Hà Tĩnh đang gặp nhiều khó khăn, bởi các đồn tuyến biển chỉ có ca nô nên phải sử dụng tàu của ngư dân để thực hiện nhiệm vụ. Việc trưng dụng tàu thuyền cũng gặp khó bởi chủ tàu sợ bị trả thù; thường tàu được mượn để truy đuổi có công suất nhỏ hơn nên khó trấn áp, đẩy đuổi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khó ngăn đánh bắt thủy sản tận diệt: Lực lượng mỏng hay có tiếp tay?
Khó ngăn đánh bắt thủy sản tận diệt: Lực lượng mỏng hay có tiếp tay?

VOV.VN - Nếu không có những giải pháp căn cơ nguồn lợi thủy sản sẽ suy kiệt, ảnh hưởng đến kinh tế và nguồn sống của bà con ngư dân cũng bị đe dọa.

Khó ngăn đánh bắt thủy sản tận diệt: Lực lượng mỏng hay có tiếp tay?

Khó ngăn đánh bắt thủy sản tận diệt: Lực lượng mỏng hay có tiếp tay?

VOV.VN - Nếu không có những giải pháp căn cơ nguồn lợi thủy sản sẽ suy kiệt, ảnh hưởng đến kinh tế và nguồn sống của bà con ngư dân cũng bị đe dọa.

Bình Định: Đầm cạn do nắng nóng kéo dài, đánh bắt thủy sản gặp khó
Bình Định: Đầm cạn do nắng nóng kéo dài, đánh bắt thủy sản gặp khó

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước ở đầm Trà Ổ ở xã Mỹ Lợi (Phù Mỹ, Bình Định) cạn kiệt, gây khó khăn cho phát triển kinh tế của người dân.

Bình Định: Đầm cạn do nắng nóng kéo dài, đánh bắt thủy sản gặp khó

Bình Định: Đầm cạn do nắng nóng kéo dài, đánh bắt thủy sản gặp khó

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước ở đầm Trà Ổ ở xã Mỹ Lợi (Phù Mỹ, Bình Định) cạn kiệt, gây khó khăn cho phát triển kinh tế của người dân.