Khởi công Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 1.500 tỷ đồng

VOV.VN - Tổ hợp có quy mô khoảng 200 ha chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín.

Dự án “Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đắk Lắk” - một tổ hợp nông nghiệp hiện đại nhất Tây Nguyên hiện nay đã được khởi công xây dựng sáng nay (27/9).

“Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đắk Lắk” có quy mô khoảng 200 ha, xây dựng tại xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Dự án gồm tổ hợp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín bao gồm: Chọn lọc, sản xuất heo giống - gà giống; Nhà máy giết mổ heo tự động; Sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng hữu cơ; Sản xuất phân bón hữu cơ và thương mại các sản phẩm chăn nuôi có chất lượng hàng đầu Việt Nam và hướng tới xuất khẩu ra khu vực Đông Nam Á.  

Tại đây còn được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời phục vụ hoạt động sản xuất, góp phần tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Toàn bộ quy trình chăn nuôi tại dự án được ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế; hệ thống trang trại được vận hành và giám sát theo Công nghệ 4.0 bởi SKIOLD – 1 (Tập đoàn đa quốc gia, có trụ sở chính tại Đan Mạch).

Dự án do Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn hợp tác đầu tư, với tổng vốn đầu tư 66 triệu USD (khoảng 1.500 tỷ đồng), dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.

Tổ hợp khu Nông nghiệp công nghệ cao này sẽ tạo việc làm cho gần 300 lao động địa phương, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về chăn nuôi giá trị cao, canh tác hữu cơ theo công nghệ hiện đại, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Đăk Lăk.

Được biết trong định hướng thời gian tới, Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn sẽ tiếp tục hợp tác để mở rộng và phát triển mạng lưới chuỗi các dự án chăn nuôi giống lợn quy mô lớn và vùng an toàn dịch bệnh tại 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Với mong muốn sẽ góp phần định hình Tây Nguyên trở thành Trung tâm cung cấp lợn giống và Phát triển các mô hình chăn nuôi công nghệ cao hàng đầu trong nước và khu vực Đông Nam Á./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vùng dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ nông nghiệp công nghệ cao
Vùng dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ nông nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Nhờ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đến nay, đời sống của nhiều vùng dân tộc thiểu số ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã "thay da đổi thịt".

Vùng dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ nông nghiệp công nghệ cao

Vùng dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ nông nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Nhờ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đến nay, đời sống của nhiều vùng dân tộc thiểu số ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã "thay da đổi thịt".

11 tỷ đồng đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
11 tỷ đồng đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Mô hình sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao với kinh phí đầu tư gần 11 tỷ đồng triển khai tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng từ nay đến năm 2021.

11 tỷ đồng đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

11 tỷ đồng đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Mô hình sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao với kinh phí đầu tư gần 11 tỷ đồng triển khai tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng từ nay đến năm 2021.

Hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao: Bài học từ Israel
Hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao: Bài học từ Israel

Để thu hút dòng vốn FDI vào nông nghiệp công nghệ cao, Việt Nam có thể học tập thêm kinh nghiệm từ Israel.

Hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao: Bài học từ Israel

Hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao: Bài học từ Israel

Để thu hút dòng vốn FDI vào nông nghiệp công nghệ cao, Việt Nam có thể học tập thêm kinh nghiệm từ Israel.