Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch sinh thái tạo sinh kế cho phụ nữ miền núi

VOV.VN - Mới đi vào hoạt đồng chưa đầy 1 năm nhưng mô hình Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch sinh thái Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đã trở thành địa chỉ tin cậy đối với nhiều phụ nữ miền núi, trong đó chủ yếu là chị em Cơ Tu. Tham gia Hợp tác xã, chị em không chỉ có thêm sinh kế, tăng thu nhập, mà còn có điều kiện trình diễn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Từ ngày tham gia Hợp tác Nông nghiệp và Du lịch sinh thái xã Hòa Bắc, công việc của chị Hồ Thị Thanh Tỏa ở thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang bận rộn hơn. Chị Tỏa cho biết, thời gian gần đây, lượng khách đến Hòa Bắc đông, trong đó có cả học sinh, sinh viên đến theo chương trình “Du lịch học tập cộng đồng”. Vì thế, công việc thường ngày của một thành viên Tổ nghề truyền thống Cơ Tu như chị cũng khá vất vả. Những hôm đông khách du lịch, chị tất bật từ sáng đến tối, hết tham gia Tổ ẩm thực, lại trình diễn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, kiêm luôn người dân chương trình giới thiệu văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu.

Chị Hồ Thị Thanh Tỏa chia sẻ, công việc tất bật nhưng chị em Cơ Tu ai cũng vui vì có cơ hội làm nghề, vừa tăng thêm thu nhập, vừa khôi phục, gìn giữ được văn hóa của dân tộc: “Tôi nằm trong tổ du lịch rất vui mừng được đón đoàn rất là vinh dự. Mình có thể trau đồi kiến thức rồi giới thiệu những bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Cơ Tu để mọi người cùng biết để mà cùng giới thiệu, quảng bá.Từ đó, tăng lượng khách đến đây để tìm hiểu đời sống của mình. Như vậy, mình có thể tăng được thu nhập, có kinh tế cho chị em, đồng thời mình có thể góp phần làm cho thôn xóm mình ngày càng phát triển, khang trang”.

Trước đây, gia đình chị Đinh Thị Thanh Phương ở thôn Nam Yên, xã Hòa Bắc chủ yếu sống dựa vào ruộng lúa, vườn rau, cuộc sống bấp bênh. Từ ngày du lịch sinh thái cộng đồng phát triển, chị đầu tư mở homestay vừa phục vụ nhu cầu khách du lịch, vừa giới thiệu, tiêu thụ các mặt hàng nông sản của gia đình. Chị Phương cho biết, nhờ du lịch cuộc sống của gia đình chị giờ đã ổn định và bắt đầu có của ăn, của để: “Mô hình du lịch ở đây cũng có sự kết nối với các mô hình của các chị em trong xã. Có nhiều đoàn khách mình cũng giới thiệu qua lại. Ví dụ chỗ hợp tác xã của chị Trâm có khách đoàn thì cũng giới cho chị em. Từ khi có mô hình du lịch homestay đem lại nhiều nguồn thu nhập cho gia đình, kinh tế ổn hơn so với trước”.

Thực hiện mục tiêu bảo tồn các giá trị bản địa và tạo sinh kế tạo sinh kế cộng đồng, hướng tới bảo vệ rừng đầu nguồn, đầu năm nay, mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch sinh thái Hòa Bắc chính thức được thành lập. Chị Đỗ Thị Huyền Trâm, Giám đốc Hợp tác xã này cho biết, tuy mới đi vào hoạt động nhưng Hợp tác xã đã trở thành chỗ dựa tin cậy của nhiều chị em. Hiện, ngoài 19 xã viên chính thức, Hợp tác xã còn thu hút rất đông thành viên liên kết trải rộng khắp 7 thôn trong xã.

Hợp tác xã có rất nhiều tổ, dưới hợp tác xã còn có tổ nông nghiệp, tổ nghề truyền thống, tổ văn hóa văn nghệ, tổ ẩm thực, vận chuyển, tour, tuyến…:“Các tổ này huy động rất nhiều phụ nữ tham gia. Bên cạnh sinh kế họ giữ được nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm, làm bánh… và có thêm thu nhập từ nghề truyền thống. Và ở vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu, mình đưa nông nghiệp và rừng vào chương trình học tập hoạt động của Hợp tác xã. Bình thường nghề của họ đã có thu nhập, giờ có du lịch họ có thêm tiền du khách trả nữa nên họ vừa giữ được nghề vừa tăng thêm giá trị của nghề lên. Từ đó, họ có thêm thu nhập và thêm trân trọng yêu quý nghề mà họ đang giữ gìn, có sinh kế để hướng đến việc giữ rừng”.

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có gần 1.200 đồng bào Cơ Tu, sống tập trung ở các xã Hòa Bắc, Hòa Phú và Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã ưu tiên mọi nguồn lực để đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Trong đó, hoạt động của Hợp tác xã Nông nghiệp và du lịch sinh thái Hòa Bắc ra đời không chỉ thúc đẩy du lịch phát triển mà còn tạo sinh kế, tăng thu nhập cho phụ nữ, đặc biệt là chị em Cơ Tu. Thông qua hoạt động của Hợp tác xã cũng đã góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị bản địa, trong đó có các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu.

Ông Nguyễn Thúc Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cho biết: “Việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa, tập trung phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với nông nghiệp, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo tồn văn hóa truyền thống đã góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững, tạo sinh kế cho người người dân, góp phần phát triển kinh tế chung của địa phương”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum: Một lòng tin Đảng
Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum: Một lòng tin Đảng

VOV.VN - Kể từ khi ánh sáng của Đảng, Bác Hồ đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, 93 năm qua người Xơ Đăng, Ba Na, Gié- Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm và Hrê ở địa bàn này vẫn luôn một lòng, một dạ tin yêu Đảng.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum: Một lòng tin Đảng

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum: Một lòng tin Đảng

VOV.VN - Kể từ khi ánh sáng của Đảng, Bác Hồ đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, 93 năm qua người Xơ Đăng, Ba Na, Gié- Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm và Hrê ở địa bàn này vẫn luôn một lòng, một dạ tin yêu Đảng.

Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút
Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút

VOV.VN - Với kinh phí ít nhất 75.000 tỉ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm đột phá, cách làm mới so với các giai đoạn trước. Tuy nhiên, theo đánh giá, kết quả này là chưa bền vững.

Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút

Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số bước vào giai đoạn nước rút

VOV.VN - Với kinh phí ít nhất 75.000 tỉ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm đột phá, cách làm mới so với các giai đoạn trước. Tuy nhiên, theo đánh giá, kết quả này là chưa bền vững.

Những món ngon khó cưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam
Những món ngon khó cưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam

VOV.VN - Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam có rất nhiều món ăn truyền thống độc đáo. Hương vị thơm ngon, hấp dẫn của các nguyên liệu từ núi rừng, tạo nên một nét văn hóa ẩm thực phong phú, đặc sắc riêng biệt.

Những món ngon khó cưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam

Những món ngon khó cưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam

VOV.VN - Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam có rất nhiều món ăn truyền thống độc đáo. Hương vị thơm ngon, hấp dẫn của các nguyên liệu từ núi rừng, tạo nên một nét văn hóa ẩm thực phong phú, đặc sắc riêng biệt.

Trưng bày “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới”
Trưng bày “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới”

VOV.VN - Hôm nay (10/10) Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, UBND huyện A Lưới, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới”.

Trưng bày “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới”

Trưng bày “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới”

VOV.VN - Hôm nay (10/10) Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, UBND huyện A Lưới, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới”.

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật
Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

VOV.VN - uy cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng các y bác sỹ trong màu áo lính đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa tình quân dân nơi biên giới vùng sâu Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

Nơi đến của đồng bào dân tộc thiểu số khi ốm đau, bệnh tật

VOV.VN - uy cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng các y bác sỹ trong màu áo lính đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần thắt chặt hơn nữa tình quân dân nơi biên giới vùng sâu Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.