Nông dân ở Bắc Giang đổi đời nhờ nuôi gà lai chọi trên đồi

VOV.VN - Với lợi thế tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế vườn đồi, anh Nguyễn Hữu Quý ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi “gà đồi Yến Thế” cho thu lợi nhuận từ 2,5-2,9 tỷ đồng/năm.

Thu lãi trên 2,5 tỷ đồng/năm

Huyện Yên Thế là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, diện tích tự nhiên hơn 30.600ha, chủ yếu là đồi núi và đất bán sơn địa. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp đa dạng với kinh tế vườn đồi, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi.

Với quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, năm 2008, qua tham khảo một số mô hình chăn nuôi trong và ngoài xã, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Quý quyết định đầu tư vào nuôi gà lai chọi do nhận thấy sự thích nghi và lợi nhuận có thể mang lại của giống gà này. Với số vốn ít ỏi, anh chị mạnh dạn vay bạn bè vài trục triệu đồng đầu tư xây chuồng gà với diện tích gần 1.000m2 để nuôi thử nghiệm 1 nghìn con gà lai chọi.

Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, sau hơn 4 tháng nuôi, đàn gà phát triển tốt, bán được giá khá cao và bước đầu mang lại thu nhập cho gia đình, hơn so với trồng lúa và rau màu.

Nhận thấy tiềm năng của con vật nuôi này, vợ chồng anh Quý đã quyết định vay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi nuôi theo mô hình trang trại. Để đảm bảo nuôi gà lai chọi được tốt nhất, anh đã chủ động đăng ký tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do cơ quan chuyên môn của huyện và xã tổ chức nhằm giúp nâng cao kiến thức, kinh nghiệm để tổ chức chăn nuôi phù hợp và đem lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho gia đình.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, nhờ đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi của 2 vợ chồng chị Quý, sau hơn chục năm chăn nuôi, từ mô hình nhỏ lẻ, manh mún với hơn 3.000 nghìn con gà lai chọi, đến nay gia đình đã có tổng số khoảng 50.000 nghìn con gà các lứa, được nuôi trên 5,4 ha diện tích vườn đồi.

Anh Nguyễn Hữu Quý xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc giang cho biết, gà lai chọi là loại gà phát triển tốt, phù hợp với điều kiện và đặc trưng nơi đây, đặc biệt là nuôi theo hình thức trang trại. Bởi vì giống gà này có khả năng chống chịu dịch bệnh cao, chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt.

“Đặc biệt, gà lai chọi có giá thành tương đối ổn định, sau khoảng 4 tháng nuôi, mỗi con gà lai chọi có cân nặng bình quân từ 2,3-2,5 kg, bán được giá từ 60-80 nghìn đồng/kg. Bằng việc nuôi gối nhau, gia đình luôn có gà xuất bán quanh năm, đảm bảo cung cấp ra thị trường với giá thành ổn định”- ông Quý nói.

Mỗi năm, gia đình anh nuôi trên 40.000 nghìn gà lai chọi, cá biệt có năm nuôi đến 50.000 nghìn con, trừ chi phí, cũng cho thu lợi nhuận từ 2,5-2,9 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho hội viên, nông dân và con em hộ viên, nông dân trong địa bàn thôn từ 8 - 14 lao động cho thu nhập bình quân từ 6 triệu đồng/người/tháng và hằng năm hỗ trợ giống, vốn cho từ 7– 9 hộ nghèo khó khăn.

Vinh danh nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023

Ông Lê Văn Dương - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang cho biết, Bắc Giang là tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Trong một số năm gần đây lĩnh vực chăn nuôi đã có bước phát triển mạnh về quy mô, năng xuất, chất lượng sản phẩm, tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 45% tỷ trọng toàn ngành nông nghiệp.

“Trong đó, tổng đàn lợn luôn duy trì khoảng 910 nghìn con, đàn gia cầm đạt 20 triệu (trong đó đàn gà 17 triệu con); với sản lượng thịt hơi các loại của tỉnh đạt trên 250 nghìn tấn/năm.

Chăn nuôi của tỉnh đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần chăn nuôi theo hướng quy mô trang trại; dần chuyển dịch từ chăn nuôi theo hướng tự phát sang chăn nuôi theo hướng sản xuất liên kết chuỗi, kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực và phát triển bền vững”- ông Dương thông tin.

Hiện toàn tỉnh hiện có 98 HTX chăn nuôi; duy trì 6 cơ sở chăn nuôi được cấp Giấy chứng nhận VietGAHP; 102 cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh, 01 vùng chăn nuôi gà được công nhận an toàn dịch bệnh; trên 100 cơ sở liên kết chăn nuôi gia công với các Công ty lớn như: CP, DABACO, JAFA, RTD ... Sản phẩm chăn nuôi hiện tại có 40% phục vụ cho tiêu thụ nội tỉnh, xuất bản 60% ra các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn....

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử VOV, ông Lã Văn Đoàn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cho biết, anh Nguyễn Hữu Quý là một trong những nông dân trẻ, tiêu biểu, xuất sắc trong phong trao nông dân thi đua sản xuất giỏi của tỉnh Bắc Giang.

“Hằng năm, anh Nguyễn Hữu Quý không chỉ là hộ sản xuất kinh doanh giỏi cho thu nhập cao, đồng thời anh là người luôn luôn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các hộ cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, anh là đối mối liên kết giữa nông dân với nông dân trong việc thúc đầy khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh và khẳng định thương hiệu sản phẩm gà đồi Yên Thế trên thị trường”- ông Đoàn nói.

Với sự cố gắng, nỗ lực của mình, anh Nguyễn Hữu Quý đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023” đối với nội dung nông dân đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp.

Đồng thời, cá nhân anh tích cực tham gia phong trào “Nông dân chung tay góp phần xây dựng nông thôn mới”, “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Nông dân tham gia bảo vệ môi trường bền vững”, “Phong trào nông dân xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hoá”…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Bắc Giang
Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Bắc Giang

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn nhấn mạnh: “Nhờ coi trọng đẩy mạnh ứng dụng Khoa học công nghệ và ĐMST, KT-XH đã có bước phát triển mạnh. Để duy trì tốc độ phát triển tỉnh cần chú trọng khai thác tài sản trí tuệ, KHCN và phát triển mô hình kinh doanh, sản phẩm dịch vụ mới”.

Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Bắc Giang

Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Bắc Giang

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn nhấn mạnh: “Nhờ coi trọng đẩy mạnh ứng dụng Khoa học công nghệ và ĐMST, KT-XH đã có bước phát triển mạnh. Để duy trì tốc độ phát triển tỉnh cần chú trọng khai thác tài sản trí tuệ, KHCN và phát triển mô hình kinh doanh, sản phẩm dịch vụ mới”.

Cận cảnh nghề nuôi ong rừng hút mật hoa vải thiều ở Bắc Giang
Cận cảnh nghề nuôi ong rừng hút mật hoa vải thiều ở Bắc Giang

VOV.VN - Bằng cách “dụ” ong lên rừng hút mật vào những mùa hoa vải tháng 3 nở rộ, ông Lâm Văn Tiền ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tạo ra một thứ mật ong có một không hai, mệnh danh là sản vật núi rừng, mang lại lợi nhuận kinh tế giúp cuộc sống gia đình trở lên khấm khá.

Cận cảnh nghề nuôi ong rừng hút mật hoa vải thiều ở Bắc Giang

Cận cảnh nghề nuôi ong rừng hút mật hoa vải thiều ở Bắc Giang

VOV.VN - Bằng cách “dụ” ong lên rừng hút mật vào những mùa hoa vải tháng 3 nở rộ, ông Lâm Văn Tiền ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tạo ra một thứ mật ong có một không hai, mệnh danh là sản vật núi rừng, mang lại lợi nhuận kinh tế giúp cuộc sống gia đình trở lên khấm khá.

Nhà sáng chế “chân đất” khởi nghiệp từ chế máy móc phục vụ nông nghiệp
Nhà sáng chế “chân đất” khởi nghiệp từ chế máy móc phục vụ nông nghiệp

VOV.VN - Mặc dù chỉ học hết lớp 6 nhưng với sự ham học hỏi, thích sáng tạo, anh Phùng Văn Nam ở xã Minh Tân, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã cải tạo và sáng chế thành công nhiều loại máy phục vụ nông nghiệp có tính ứng dụng cao, tăng năng suất.

Nhà sáng chế “chân đất” khởi nghiệp từ chế máy móc phục vụ nông nghiệp

Nhà sáng chế “chân đất” khởi nghiệp từ chế máy móc phục vụ nông nghiệp

VOV.VN - Mặc dù chỉ học hết lớp 6 nhưng với sự ham học hỏi, thích sáng tạo, anh Phùng Văn Nam ở xã Minh Tân, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã cải tạo và sáng chế thành công nhiều loại máy phục vụ nông nghiệp có tính ứng dụng cao, tăng năng suất.